Trị giá hải quan là gì? Được tính như thế nào?

Trị giá hải quan đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị hàng hóa và thuế phải trả. Do đó trong quá trình xuất nhập khẩu, các Doanh nghiệp cần phải quan tâm đến trị giá hải quan để hoàn tất đầy đủ mọi nghĩa vụ với phía hải quan. RatracoSolutions Logistics sẽ giải đáp thắc mắc về trị giá hải quan là gì, đối tượng thực hiện khai tờ khai trị giá hải quan là ai, phương pháp xác định và cách tính thế nào cũng như mức phạt mà người khai phải chịu là bao nhiêu…

Trị giá hải quan được tính thế nào? Đối tượng khai là ai?

Khái niệm trị giá hải quan

Trị giá hải quan là gì? Trị giá hải quan là khái niệm quan trọng trong lĩnh vực hải quan và thương mại quốc tế. Nó đề cập đến giá trị được sử dụng để tính toán các khoản thuế, lệ phí và các khoản phí liên quan đối với hàng hóa được nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Trị giá hải quan có tác động trực tiếp đến quá trình xác định mức thuế hải quan và các quy định về hải quan khác.

Theo điều 86 Luật hải quan 2014 có quy định như sau:

  • Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm và phí vận tải quốc tế;
  • Trị giá hải quan được sử dụng làm cơ sở cho việc tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Tỷ giá tính thuế là tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam với đồng tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Trường hợp tại thời điểm tính thuế mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không công bố tỷ giá hối đoái thì áp dụng tỷ giá hối đoái của lần công bố gần nhất.

* Ví dụ về trị giá hải quan: Vận chuyển 80 lô hàng, mỗi lô hàng có giá trị 20 USD thì trị giá hải quan là 1600 USD.

Trị giá hải quan là gì? Được tính như thế nào?
Trị giá hải quan được hiểu là trị giá của hàng xuất nhập khẩu nhằm phục vụ cho mục đích thống kê hải quan cũng như tính toán thuế.

Đối tượng khai tờ khai trị giá hải quan

Hàng hóa nhập khẩu phải kê khai trị giá hải quan tính thuế trên tờ khai hải quan, trừ các trường hợp sau:

  • Nhập khẩu hàng hóa để sản xuất hàng xuất khẩu;
  • Hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, được miễn hoặc xét miễn thuế theo quy định của Luật thuế xuất, nhập khẩu;
  • Hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hoặc hóa đơn thương mại;
  • Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp trị giá giao dịch là thông tin giá đã nộp thuế đầy đủ trên tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu.

>>Xem thêm: Tiêu chuẩn FDA là gì?

Cách xác định, tính toán trị giá hải quan như thế nào? Lấy ví dụ?

Khái niệm trị giá hải quan là gì, đối tượng khai tờ khai trị giá hải quan là ai đã được chia sẻ. Tiếp theo đây, Ratraco Solutions sẽ chia sẻ cách tính trị giá hải quan chuẩn chính xác nhất:

Nguyên tắc, phương pháp xác định, cách tính trị giá hải quan

Đối với hàng hóa nhập khẩu

* Nguyên tắc:

Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng những Hiệp định,cam kết, chính sách chung về thuế quan và thương mại , phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết và là thành viên.

Xem thêm  Vì sao đường bộ có cước phí cao hơn đường biển mà vẫn hoạt động tốt?

Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định dựa trên quy định của cơ quan hải quan và các quy tắc thương mại quốc tế. Thông thường, được xác định như sau:

  • Trong trường hợp sử dụng phương thức vận tải đường biển hoặc đường hàng không, cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định là cảng dỡ hàng (trong trường hợp vận chuyển đường biển) hoặc sân bay (trong trường hợp vận chuyển hàng không) được ghi rõ trên vận đơn.
  • Trong trường hợp sử dụng phương thức vận tải đường sắt, cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định là ga đường sắt liên vận quốc tế được ghi rõ trên tờ khai hải quan.
  • Trong trường hợp sử dụng phương thức vận tải đường bộ hoặc đường thủy nội địa, cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định là cửa khẩu biên giới, nơi hàng hóa nhập khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam, được ghi rõ trên tờ khai hải quan.

* Phương pháp xác định:

Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách tuân theo một chuỗi sáu phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định, và ngừng lại tại phương pháp xác định trị giá hải quan nào đạt được kết quả. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:

1. Phương pháp trị giá giao dịch: Phương pháp này được quy định tại Khoản 5, Điều 1 của Thông tư 60/2019/TT-BTC, là bản sửa đổi và bổ sung cho một số điều trong Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt:

Phương pháp này được quy định tại Điều 8 của Thông tư số 39/2015/TT-BTC. Trường hợp sử dụng: Khi không thể xác định trị giá hải quan theo phương pháp quy định tại Điều 6 của Thông tư này, trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu sẽ được xác định bằng cách áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu một cách tương tự.

Việc thực hiện phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu một cách tương tự được điều chỉnh theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, trong đó cụm từ “hàng hóa nhập khẩu tương tự” sẽ được thay thế bằng cụm từ “hàng hóa nhập khẩu giống hệt”.

3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự: Phương pháp này được quy định tại Điều 9 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

4. Phương pháp trị giá khấu trừ: Phương pháp giá trị khấu trừ được quy định tại Điều 10 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

5. Phương pháp trị giá tính toán: Phương pháp trị giá tính toán được quy định tại Điều 11 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

6. Phương pháp suy luận: Phương pháp suy luận được quy định trong Khoản 7, Điều 1 của Thông tư 60/2019/TT-BTC, là bản sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Thông tư số 39/2015/TT-BTC.

Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản, thì có thể hoán đổi trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán (Theo Thông tư Số 39/2015/TT-BTC).

Đối với hàng hóa xuất khẩu

* Nguyên tắc:

Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F)

* Phương pháp xác định:

1. Giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất (bao gồm giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại) và các khoản chi phí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu phải phù hợp với chứng từ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa;

2. Giá bán của hàng hóa xuất khẩu được so sánh với giá trị trị giá hải quan, hai giá phải giống hết hoặc tương tự nhau sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;

Xem thêm  Dropshipping là gì? Tìm hiểu những ưu, nhược điểm của mô hình Dropshipping

3. Giá bán của hàng hóa xuất khẩu cũng sẽ được so sánh, đối chiếu, phải giống hệt hoặc tương tự tại thị trường Việt Nam sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất tại thời điểm gần nhất so với ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá;

4. Giá bán của hàng hóa xuất khẩu do cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định này sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất.

=> Những tiêu chí và phương pháp này được sử dụng để xác định trị giá hải quan xuất khẩu và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định hải quan của quốc gia.

Trị giá hải quan là gì? Được tính như thế nào?
Nguyên tắc, phương pháp xác định cũng như cách tính trị giá hải quan được áp dụng riêng cho hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu.

Lấy ví dụ

Một doanh nghiệp linh kiện tại Việt Nam nhập 5000 linh kiện với giá 40 USD/linh kiện từ doanh nghiệp Trung Quốc qua một công ty môi giới. Chi phí môi giới là 0.5% hóa đơn. Ngoài ra công ty môi giới cho doanh nghiệp Việt Nam vay 200.000 USD để thanh toán đơn hàng và yêu cầu trả 5% lãi số tiền vay.

Công ty môi giới cũng yêu cầu doanh nghiệp Trung Quốc thanh toán 0.6% hóa đơn mà không ghi vào hóa đơn. Tính trị giá hải quan lô hàng trên:

Đáp án: 5000 x 40 x (1 + 0.5 + 0.6) = 420.000 USD.

=> Việc xác định đúng trị giá hải quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nhập khẩu cũng như đối với các cơ quan nhà nước nhằm xác định đúng và đủ số tiền thuế phải nộp. Vì thế nắm rõ quy định xoay quanh trị giá hải quan sẽ giúp doanh nghiệp tránh xảy ra sai sót cũng như vi phạm quy định pháp luật. 

Khai sai trị giá hải quan có bị phạt không?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, có quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Nghị định trả lời chi tiết vấn đề các doanh nghiệp quan tâm: Khai sai trị giá hải quan có bị phạt không?

Khai sai trị giá hải quan, cá nhân, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;

c) Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa và thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa trung chuyển;

b) Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy trong khu phi thuế quan.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 và điểm d khoản 4 Điều này.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai sai số lượng vận đơn chủ, vận đơn thứ cấp trên bản khai hàng hóa của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

b) Khai sai số lượng hành khách trên danh sách hành khách của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

c) Khai sai số lượng kiện hành lý trên bản khai hành lý của hồ sơ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

d) Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hóa từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.

Trị giá hải quan là gì? Được tính như thế nào?
Trường hợp khai sai trị giá hải quan trong từng trường hợp khác nhau sẽ có mức xử phạt tương ứng mà người khai tờ khai trị giá hải quan cần phải nắm rõ.

Như vậy, quy định về xử phạt khi khai sai trị giá hải quan sẽ phụ thuộc vào mức độ, hành vi khai sai so với thực tế, mức độ ảnh hưởng,…làm căn cứ định mức vi phạm. Đặc biệt, trường hợp cá nhân, tổ chức cố tình thực hiện các hành vi cố tình khai sai để nhằm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì bị xử phạt theo quy định trên. Bên cạnh đó còn có thể khắc phục hậu quả là nộp lại đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước.

Xem thêm  Logistics xanh là gì? Thực trạng logistics xanh tại Việt Nam ra sao?

RATRACO SOLUTIONS chúng tôi tự hào là một trong những Đơn vị chuyên cung cấp giải pháp vận chuyển container đường bộ, đường sắt, đường biển nhanh uy tín, chuyên nghiệp và hỗ trợ nhận Khai báo hải quan trọn gói giá rẻ tại các sân bay, cửa khẩu, cảng biển toàn quốc.

Trong vai trò là Đại lý khai hải quan, phía chúng tôi sẽ dùng CHỮ KÝ SỐ hợp lệ để khai hải quan và chịu trách nhiệm nội dung khai trên tờ khai cùng với DN xuất nhập khẩu; Thay mặt DN làm thủ tục xuất nhập hàng theo Hợp đồng KBHQ ký kết giữa 2 bên; Tên, mã số của Đại lý HQ Ratraco được thể hiện trên tờ khai và trên hệ thống hải quan. Đối với vai trò là Đơn vị khai thuê HQ, Ratraco sẽ KHÔNG XUẤT HIỆN trên bất kỳ chứng từ nào của bộ hồ sơ khai quan. Nhiệm vụ là lên tờ khai bằng phần mềm riêng rồi dùng Token Khách hàng để ký tờ khai, dùng giấy giới thiệu của chủ hàng làm thủ tục.

Khái niệm trị giá hải quan là gì, cách tính như thế nào, mức xử phạt bao nhiêu nếu khai sai…cùng một vài ví dụ về cách tính trị giá đã được Ratraco chia sẻ. Theo đó, nếu hàng hóa thuộc diện bắt buộc phải thực hiện khai trị giá hải quan trong quá trình Thương mại Quốc tế nhưng bạn chưa có nhiều kinh nghiệm xác định, tính toán trị giá đối với hàng nhập hoặc hàng xuất thì nên lưu lại kiến thức trên. Liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới khi Doanh nghiệp bạn có nhu cầu khai hải quan trọn gói giá rẻ tại khu vực TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ