Được biết, việc vận chuyển hàng nguy hiểm đòi hỏi phải tuân thủ các Quy định nghiêm ngặt của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) do chúng đều là những chất/hợp chất, vật liệu có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của chuyến bay và hành khách trên chuyến bay.
Song không phải ai cũng hiểu đúng luật vận chuyển mặt hàng này bằng máy bay ra sao nên qua bài chia sẻ này, Ratraco Solutions sẽ chuyển tải kinh nghiệm, quy định về cách thức vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không áp dụng mới nhất 2024 cho người gửi hàng cũng như các Đơn vị vận chuyển, cung ứng dịch vụ vận chuyển nắm rõ.
Hàng hóa nguy hiểm cho hàng không là gì?
Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng hóa có chứa những chất nguy hiểm trong quá trình chuyển phát. Loại hàng này có khả năng gây ra những nguy hại lớn cho tính mạng con người, cho môi trường, nguy hiểm hơn là an ninh quốc gia. Từ khái niệm trên, chúng ta có thể nhận thấy hàng hóa nguy hiểm cho hàng không khi:
- Loại hàng đó có chứa những chất độc hại ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tính mạng của con người;
- Loại hàng hóa đó gây ra những ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, gây mất an ninh an toàn cho quốc gia;
- Loại hàng hóa đó có chứa những chất gây nguy hiểm cho vận tải hàng không trong quá trình vận chuyển.
Quy định cần biết khi chuyển gửi hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
Quy định về Hàng hóa Nguy hiểm (DGR) của IATA là tài liệu tham khảo toàn cầu về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không và là tiêu chuẩn chung duy nhất được các Hãng hàng không công nhận. Nó cung cấp mọi thứ cần thiết để xác định, phân loại, đóng gói, đánh dấu, dán nhãn và phục vụ các lô hàng nguy hiểm tuân thủ các quy định vận tải hàng không quốc tế.
IATA DGR được xuất bản hàng năm để đảm bảo luôn cập nhật kịp thời các thay đổi thường xuyên của thị trường vận chuyển hàng nguy hiểm. IATA hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, hiệp hội ngành khác và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) trong quá trình xây dựng các quy định này.
Bằng cách này, IATA đảm bảo rằng các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không có hiệu lực, hiệu quả và được quốc tế chấp nhận để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong khi vẫn đặt sự an toàn của tất cả những người phục vụ hàng hóa lên hàng đầu.
9 nhóm hàng nguy hiểm khi chuyển gửi đường hàng không
Nhóm 1: Thuốc nổ (Explosives) với 6 phân nhóm
- Phân nhóm 1.1: Các vật, các chất có nguy cơ nổ lớn;
- Phân nhóm 1.2: Các vật, chất có nguy cơ phóng lửa nhưng không có nguy cơ nổ lớn;
- Phân nhóm 1.3: Các vật, chất có nguy cơ cháy, nổ nhỏ hoặc phóng lửa nhỏ nhưng không có nguy cơ nổ rộng;
- Phân nhóm 1.4: Các vật, chất có nguy cơ không đáng kể;
- Phân nhóm 1.5: Các chất rất kém nhạy nhưng lại có nguy cơ nổ lớn;
- Phân nhóm 1.6: Các vật, chất không nhạy, không có nguy cơ nổ lớn.
Nhóm 2: Chất khí (Gases) với 3 phân nhóm
- Phân nhóm 2.1: Khí dễ cháy;
- Phân nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc;
- Phân nhóm 2.3: Khí độc hại.
Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy. Bao gồm sơn, dầu, xăng, cồn, loại rượu có nồng độ cồn cao,…
Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy có khả năng tự cháy, hoặc các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy.
Nhóm này được chia thành 3 phân nhóm sau:
- Phân nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy;
- Phân nhóm 4.2: Các chất có khả năng tự bùng cháy;
- Phân nhóm 4.3: Các chất tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy.
Nhóm 5: Chất oxy hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ
Loại này sẽ chia thành 2 phân nhóm nhỏ bao gồm:
- Phân nhóm 5.1: Chất oxi hóa.
- Phân nhóm 5.2: Chất hữu cơ có chứa oxi.
* Lưu ý, đối với nhóm này chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ.
Nhóm 6: Chất độc và chất lây nhiễm
Với 2 phân nhóm chính:
- Phân nhóm 6.1 – Chất độc như xyanua, nicotine.
- Phân nhóm 6.2 – Chất lây nhiễm, bao gồm các loại virus gây bệnh cho con người hoặc động vật như virus H5N1 trên gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn hoặc các mẫu bệnh phẩm ở động vật. Ở trên người cần phải xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm.
Nhóm 7: Chất phóng xạ
Gồm các nguyên tố phóng xạ, các trang thiết bị y tế như máy chiếu, máy chụp và một số thiết bị của ngành dầu khí,…
Nhóm 8: Chất ăn mòn
Nhóm này bao gồm pin, ắc quy, axit…
Nhóm 9: Hàng nguy hiểm khác
Nhóm này gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm trên như đá khô, oto, xe máy, động cơ,…
Quy định đóng gói hàng nguy hiểm đi đường hàng không
Hàng hoá nguy hiểm cần được đóng gói theo đúng số lượng và quy cách bao gói tuân thủ theo quy định trong chương 5 và 6 của IATA DGR. Lưu ý, đóng gói là yếu tố tối quan trọng để đảm bảo sự an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường hàng không.
Trong suốt quá trình vận chuyển, sự thay đổi độ cao, áp suất và nhiệt độ có thể khiến hàng hoá bị rò rỉ bên trong hộp đựng; đặc biệt là trong quá trình vận chuyển các chất khí hoặc chất lỏng. Vì thế, hàng hoá nguy hiểm không được phép đóng gói quá tỷ lệ 9/10 dung tích bình chứa đối với chất lỏng.
Các hãng bay có thể yêu cầu người gửi xuất trình giấy chứng nhận chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền về việc kiểm tra đóng gói theo đúng yêu cầu trên đây trước khi chấp nhận vận chuyển hàng.
Bất kỳ kiện hàng nào có dấu hiệu rò rỉ hoặc cấu trúc không chắc chắn sẽ không được chấp nhận vận chuyển cho đến khi được đóng gói lại và bao gói mới đóng này phải hoàn toàn đảm bảo an toàn và phù hợp với Quy định Hàng nguy hiểm của IATA (IATA DGR).
Lưu ý khi chuyển hàng nguy hiểm đường hàng không
- Cung cấp bảng phân tích thành phần lý hóa:
Với dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm quốc tế, bảng phân tích thành phần lý hóa (Material Safety Data Sheet – MSDS) là một trong những giấy tờ quan trọng và bắt buộc.
Loại giấy tờ này giúp xác định chính xác các thành phần, thuộc tính của hóa chất hoặc của loại sản phẩm nguy hiểm đang được vận chuyển. Bảng phân tích thành phần thông thường gồm 16 mục, được viết hoàn toàn bằng tiếng Anh để tạo sự thuận tiện cho việc tiếp nhận, xử lý giấy tờ giữa các nước.
- Ký hiệu và phân loại hàng nguy hiểm:
Việc phân loại nhóm hàng hóa sẽ giúp bạn lựa chọn được phương thức đóng gói, vận chuyển an toàn và hiệu quả, đồng thời đảm bảo quy trình thủ tục giấy tờ được thông qua nhanh chóng, chính xác.
Các bên phụ trách sản xuất, tiếp nhận và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không đều phải ghi nhớ và sử dụng chính xác các ký hiệu đánh dấu hàng hóa đã được thống nhất chung. Điều này giúp quá trình vận chuyển tránh được những nguy cơ mất an toàn, đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển.
>>Xem thêm: Hãng Starlux Airlines
Tại sao phải khai báo và trách nhiệm khai báo hàng nguy hiểm của ai?
Khai báo hàng hóa nguy hiểm là việc cần phải thực hiện khai báo lên trước khi làm thủ tục hải quan nhằm giúp Cơ quan nhà nước có thể quản lý các loại hóa chất nguy hiểm và cần kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển.
Vậy, trách nhiệm khai báo thuộc về ai, nếu không khai báo có sao không và khai thế nào cho đúng,…sẽ được Đơn vị vận chuyển hàng bằng container RATRACO SOLUTIONS thông tin chi tiết như sau:
Trách nhiệm khai báo hàng nguy hiểm
Người khai thác tàu bay, Người gửi hàng và các tổ chức tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không phải cung cấp hướng dẫn thực hiện, tài liệu và các hướng dẫn cho nhân viên của mình đảm bảo các nhân viên thực hiện chức trách và nhiệm vụ trong vận chuyển hàng nguy hiểm.
Rủi ro khi không khai báo hàng nguy hiểm
Mặc dù luôn được quản lí và giám sát sao, nhưng hàng hóa không được phát hiện và không được khai báo vẫn gây rủi ro về an toàn. Đặc biệt , nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khi mang lên cả máy bay chở hàng và hành khách mà không được khai bảo và được xử lý không đúng cách có thể gây ra nhiều rủi ro lớn.
Tờ khai hàng hóa nguy hiểm
Mỗi chuyến hàng vật liệu nguy hiểm phải được kèm theo Tờ khai báo Hàng hóa Nguy hiểm của chủ hàng. Khi điền vào Tờ khai hàng nguy hiểm, định dạng, ngôn ngữ, màu sắc và kích thước tài liệu rất cụ thể và phải được tuân thủ. Dưới đây là các thông tin bắt buộc:
- Tên người gửi hàng;
- Người nhận hàng;
- Số vận đơn hàng không;
- Sân bay khởi hành;
- Sân bay đích;
- Mô tả hàng hóa: số UN, số lượng, bản chất, số lượng hàng nguy hiểm được vận chuyển;
- Số lượng và loại bao bì;
- Hướng dẫn đóng gói;
- Tên của bên ký kết.
Các loại mặt hàng khác có thể BỊ CẤM hoặc HẠN CHẾ vận chuyển bằng đường hàng không như:
- Sạc dự phòng, điện thoại, máy tính bảng,…;
- Nam châm hoặc các vật liệu có chứa từ tính;
- Phụ tùng, phụ kiện xe: xe hơi, xe mô tô, xe đạp,…;
- Kim loại (khối lượng trên 200g),…
Vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không thế nào cho an toàn, hợp lệ và đúng luật đã được chia sẻ. Theo đó, các Tổ chức/Cá nhân/Doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển số lượng lớn mặt hàng nguy hiểm thuộc trong nhóm trên thì nên lưu lại bài chia sẻ này và áp dụng một cách hiệu quả nhằm hạn chế mọi rủi ro, trở ngại không đáng có trong quá trình làm thủ tục trước khi vận chuyển…
Liên hệ ngay Hotline bên dưới khi có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường sắt Bắc Nam an toàn, nhanh giá rẻ tại RATRACO.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247