Vận đơn, vận đơn đường biển, đường sắt, container là gì và dùng để làm gì?

☑️Vận đơn được biết đến như một chứng từ hoặc hợp đồng trong giao dịch vận chuyển hàng hóa giữa các bên☑️. Thế nhưng, tùy vào từng phương thức vận tải khác nhau mà vận đơn có những chức năng và tác dụng nhất định, cách phân loại cũng có những quy chuẩn riêng. Trong bài viết này hãy cùng RatracoSolutions Logistics tìm hiểu vận đơn là gì? Vận đơn đường biển, đường sắt, container là gì và công dụng của chúng nhé!

Vận đơn là gì?

Người ta thường gọi vận đơn với một cái tên khác là vận tải đơn, đây là một loại chứng từ vận tải hoặc hợp đồng vận chuyển do người vận chuyển (gồm thuyền trưởng, chủ xe, chủ đại lý hoặc giám đốc công ty vận chuyển,…) cấp cho khách hàng (người gửi) để xác nhận hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.

Tác dụng của vận đơn

  • Làm căn cứ khai hải quan, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa
  • Làm tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng
  • Làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng
  • Làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hóa

Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L) là gì?

Vận đơn đường biển, viết tắt là B/L – Bill Of Lading – là chứng từ chứng nhận quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển lập, ký và cấp cho người gửi hàng trong đó người vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho người có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lượng tốt và số lượng đầy đủ như biên nhận.

Vận đơn đường biển
Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L)

Đây được xem như một bằng chứng về giao dịch hàng hóa hoặc bằng chứng về một hợp đồng chuyên chở giữa người gửi hàng với người vận tải hoặc người gửi hàng với người nhận hàng.

Xem thêm  Top 10 công ty vận tải đường bộ Bắc Nam uy tín nhất 2024

Căn cứ phân loại vận đơn đường biển

– Căn cứ vào tình trạng bóc dở hàng hóa

  • Vận đơn đã bốc hàng lên tàu
  • Vận đơn nhận hàng để chở

– Căn cứ vào phê chú trên vận đơn

  • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L)
  • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L)

– Căn cứ vào tính sở hữu

  • Vận đơn đích danh (Straight B/L)
  • Vận đơn theo lệnh (To order B/L) Chia theo cách ai là người ký hậu vận đơn thì có ba loại vận đơn theo lệnh đó, To order of a named person (Theo lệnh của một người đích danh nào đó), To order of a issuing bank (Theo lệnh của ngân hàng phát hành), To order of shipper (Theo lệnh của người gửi hàng)
  • Vận đơn vô danh (To bearer B/L)

– Căn cứ vào tính pháp lý của vận đơn

  • Vận đơn gốc (Original B/L)
  • Vận đơn bản sao (Copy B/L)

– Căn cứ vào hành trình chuyên chở

  • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L)
  • Vận đơn chở suốt (Through B/L)
  • Vận đơn đa phương thức (Multimodal B/L, Intermodal B/L hay Combined B/L)

Chức năng của vận đơn đường biển

  • Vận đơn chính là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết và chỉ rõ nội dung của hợp đồng đó. Như vậy, nó xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người chủ hàng, mà đặc biệt là quan hệ pháp lý giữa người vận tải và người nhận hàng.
  • Vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trên vận đơn. Do đó, nó được xem như một loại giấy tờ có giá trị được dùng để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng.  Việc mua bán, chuyển nhượng có thể được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao.
  • Vận đơn được xem như biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình trước tiên vận đơn đường biển hợp lệ mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng.
Vận đơn đường biển
Tham khảo mẫu vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading – B/L)

Vận đơn đường sắt (Railway Bill Of Lading)

Vận đơn đường sắt là chứng từ hợp pháp do người chuyên chở cung cấp cho người gửi hàng hóa. Trong đó ghi rõ nội dung chi tiết về chủng loại, số lượng điểm đến của hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt.

Xem thêm  Tìm hiểu các loại container thông dụng nhất hiện nay

Nội dung vận đơn đường sắt

Phần do người gửi hàng ghi

  • Tên người gửi, địa chỉ bưu điện.
  • Số hợp đồng xuất nhập khẩu.
  • Tên ga gửi.
  • Những thanh minh đặc biệt của chủ gửi.
  • Tên, địa chỉ của người nhận.
  • Tên các ga biên giới mà hàng hoá đi qua.
  • Tên đường sắt đến và ga đến.
  • Tên hàng, kí mã hiệu, số kiện, trọng lượng, loại bao bì của hàng hoá.
  • Loại lô hàng.
  • Giá trị hàng hoá.
  • Các giấy tờ đính kèm.
  • Chữ kí của chủ gửi.
Vận đơn đường sắt
Vận đơn đường sắt (Railway Bill Of Lading)

Phần do đường sắt ghi

  • Loại lô hàng.
  • Ghi chép về toa xe.
  • Trọng lượng hàng hoá do đường sắt xác định.
  • Dấu ngày tháng nhận hàng, của ga đến.
  • Dấu niêm phong toa xe.
  • Tính toán tiền cước chuyên chở.
  • Dấu ngày tháng nhận hàng.

Vận đơn Container (Container Bill of Lading)

Vận đơn Container hay còn được gọi là Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng container là một biên nhận do  người chuyên chở hoặc đại diện của họ ký phát cho người gửi hàng sau khi nhận container chứa hàng để chuyên chở.

Vận đơn Container
Vận đơn Container (Container Bill of Lading)

Phân biệt vận đơn Container

  • Vận đơn container theo cách gửi FCL/Full Container Load

Nếu chủ hàng có đủ hàng để xếp nguyên 1 hay nhiều container thì họ sẽ gửi theo phương thức nguyên container. Vận đơn container theo cách gửi FCL/FCL là chứng từ vận chuyển hàng hóa do người chuyên chở hoặc đại diện của họ ký phát cho người gửi hàng sau khi nhận container chứa hàng đã được niêm phong kẹp chì để chuyên chở.

Lúc này người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container.

  • Vận đơn container theo cách gửi LCL/ Less than a Container Load

Khi chủ hàng chỉ có những lô hàng lẻ, không đủ xếp đầy 1 container thì họ sẽ gửi hàng theo phương thức LCL. Trong chuyên chở hàng lẻ, nếu do người chuyên chở thực đảm nhiệm, họ sẽ ký phát cho người gửi hàng vận đơn container hàng lẻ (LCL/LCL). Vận đơn này có chức năng tương tự như vận đơn container theo cách gửi nguyên (FCL/FCL).

Xem thêm  Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay

Lúc này người kinh doanh có trách nhiệm đứng ra gom hàng của nhiều chủ hàng lẻ và  LCL phải có trách nhiệm đóng hàng vào container cũng như dỡ hàng khỏi container.

Như vậy vận chuyển FCL và LCL là hai hình thức phổ biến và có tác dụng hỗ trợ tốt cho nhau, giúp tiết kiệm chi phí cho người gửi hàng và tối ưu hàng hóa cho một container tránh được tình trạng dư thừa tài nguyên trong quá trình vận chuyển.

Như vậy, thông qua những kiến thức cơ bản về vận đơn, vận đơn đường biển, đường sắt, container là gì và dùng để làm gì? mà bài viết đã tổng hợp và mang đến cho bạn đọc, chắc rằng chúng ta đã biết đến vận đơn có vai trò quan trọng thế nào trong vận tải hàng hóa, chức năng và cả đặc trưng trong cách phân loại.

Với mỗi phương thức vận tải khác nhau, vận đơn mang một chức năng nhất định, thế nhưng nhìn chung nó vẫn được xem như một chứng từ, một bản hợp đồng giữa các bên liên quan để củng cố quyền lợi và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Nếu khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận chuyển nội địa hoặc liên vận quốc tế có thể liên hệ với chúng tôi – RatracoSolutions Logistics để được tư vấn và liên hệ đặt hàng sớm nhất nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ