Lào có cảng biển không? Và cảng biển lớn nhất của Lào là gì?

Ratraco Solutions sẽ giải đáp thắc mắc liên quan về cảng biển lớn nhất của Lào là gì? Nếu bạn cũng quan tâm tới vấn đề này, thì mời bạn cùng chúng tôi khám phá chi tiết trong bài viết sau đây nhé. Xin mời!!!

Lào có cảng biển nào không? Cảng biển lớn của Lào là cảng nào?

Lào là quốc gia KHÔNG GIÁP BIỂN, lại có cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, phần lớn lực lượng lao động thiếu kĩ năng và vẫn là một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á. Kinh tế Lào phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại với các nước láng giềng. Lào chỉ có một đoạn đường sắt ngắn nối Vientiane với Thái Lan qua cầu Hữu nghị Thái – Lào. Các tuyến đường bộ liên kết các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là Đường 13, được nâng cấp trung thời gian qua, song các làng nằm xa các đường chính chỉ có thể tiếp cận bằng đường mòn.

Nhận thấy những bất cập ấy, phía Lào cũng đề xuất việc Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để Lào có thể sử dụng cảng Vũng Áng. Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm: Lào tuy không có biển nhưng có thể sử dụng biển của Việt Nam. Theo đó, Lào có thể XNK hàng hóa từ các nước khác thông qua bất cứ cảng biển nào của Việt Nam miễn là thuận lợi với đường đi của hàng hóa, với chi phí thấp nhất mà không chỉ qua một cảng Vũng Áng.

Cụm cảng Vũng Áng – Sơn Dương (thuộc Khu kinh tế Vũng Áng, nằm trên địa bàn TX Kỳ Anh) có độ sâu tự nhiên từ – 11m đến – 22m. Với độ sâu lý tưởng này, cụm cảng Vũng Áng – Sơn Dương có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ 5 – 30 vạn DWT, tàu container có sức chở đến 4.000 TEU.

Lào có cảng biển không? Và cảng biển lớn nhất của Lào là gì?
Vì là quốc gia không giáp biển, không có biển nên Lào được Chính phủ Việt Nam đặc cách hỗ trợ cho trưng dụng Cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh làm cảng biển phục vụ hàng quá cảnh của Lào.

Những thỏa thuận giữa Việt Nam và Lào về việc sử dụng Cảng Vũng Áng

THỎA THUẬN GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO VỀ SỬ DỤNG CẢNG VŨNG ÁNG

Hai bên cùng nhau thỏa thuận về việc sử dụng cảng Vũng Áng như sau:

Điều 1:

1. Cảng Vũng Áng là thương cảng thuộc hệ thống cảng biển của Việt Nam được đầu tư xây dựng để phục vụ bốc xếp hàng hóa quá cảnh của Lào và hàng hóa của Việt Nam.

2. Cảng Vũng Áng được xây dựng tại Khu Công nghiệp – Cảng biển thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Cảng Vũng Áng gồm có vùng đất cảng như cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu hành chính và dịch vụ hàng hải, và vùng nước cảng như vùng nước trước cầu cảng, vùng neo đậu – chuyển tải, luồng ra, vào cảng, vùng tránh bão.

3. Mọi tàu thuyền ra, vào, hoạt động tại cảng Vũng Áng phải tuân thủ Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng và các khu vực hàng hải của Việt Nam, các quy định pháp luật khác của Việt Nam có liên quan và các quy định của Thoả thuận này.

Điều 2:

Đối với thỏa thuận này, các thuận ngữ sau đây được hiểu như sau:

1. “Hàng hóa quá cảnh của Lào” là hàng hóa của Lào được vận chuyển từ nước thứ ba qua cảng Vũng Áng để đến Lào hoặc hàng hóa của Lào quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (cảng Vũng Áng) để đến nước thứ ba; kể cả có trung chuyển từ các cảng biển khác của Việt Nam.

Đối với những hàng hóa là sản phẩm của các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì không được coi là hàng hóa quá cảnh của Lào.

2. “Tàu chở hàng hóa quá cảnh của Lào” là tàu biển của Lào đăng ký mang cờ quốc tịch Lào, tàu biển Việt Nam hoặc tàu biển nước ngoài do Lào thuê để chở hàng hóa quá cảnh của Lào.

Điều 3:

Việc đầu tư xây dựng và khai thác Cảng Vũng Áng có thể thực hiện theo các phương thức quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thoả thuận này và được thực hiện trên cơ sở của Hợp đồng kinh tế giữa hai Bên ký kết.

Điều 4:

Các phương thức đầu tư xây dựng cảng Vũng Áng:

1. Từ năm 2001 đến năm 2005 Việt Nam đầu tư, xây dựng và phát triển cảng Vũng Áng bảo đảm đáp ứng nhu cầu hàng hóa quá cảnh của Lào qua cảng Vũng Áng.

2. Từ năm 2006 trở đi, trên cơ sở thoả thuận của hai Bên ký kết, phía Lào có thể đầu tư xây dựng cảng Vũng Áng theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, ưu tiên cho Lào trên cơ sở quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào.

Điều 5:

Các phương thức khai thác cảng Vũng Áng:

1. Từ năm 2001 đến năm 2005 Việt Nam thực hiện khai thác cảng Vũng Áng nhằm bảo đảm phục vụ kịp thời cho tàu và hàng hóa quá cảnh của Lào, cụ thể như sau:

a. Ưu tiên cho tàu chở hàng hóa quá cảnh và hàng hóa quá cảnh của Lào trong các lĩnh vực sau:

  • Ra, vào, sử dụng cầu cảng, kho bãi và luồng vào cảng;
  • Bố trí cầu bến, sử dụng phương tiện và thiết bị của cảng;
  • Sử dụng hoa tiêu hàng hải, lai dắt hỗ trợ, công trình giao thông
  • Thông tin của cảng;
  • Sử dụng dịch vụ bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản, lưu kho bãi;
  • Cung ứng tàu biển;
  • Thủ tục hải quan, kiểm dịch động, thực vật, y tế và thủ tục xuất nhập cảnh.

b. Việt Nam giành quyền ưu đãi về cước phí đối với tàu và hàng hoá quá cảnh cuả Lào qua cảng Vũng Áng trên cơ sở quy định của của biểu cước, phí cảng biển Việt Nam.

2. Từ năm 2006 trở đi Việt Nam và Lào có thể thành lập doanh nghiệp hoặc Lào thành lập doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để kinh doanh khai thác hàng hóa quá cảnh của Lào qua cảng Vũng Áng và được quyền:

a. Thuê toàn bộ hoặc từng phần từng hạng mục công trình của cảng như cầu cảng, kho bãi, phương tiện, thiết bị bốc dỡ của cảng đã được đầu tư và xây dựng theo quy định tại Khoản 1, Điều 4 của Thoả thuận này. Giá thuê từng hạng mục thực hiện theo giá ưu đãi mà Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào thoả thuận và được thể hiện cụ thể trong hợp đồng kinh tế do các bên có liên quan ký kết. Nội dung của Hợp đồng kinh tế cần thể hiện rõ phương thức thuê, giá thuê, thời gian thuê và trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên trong việc duy tư, sửa chữa, bảo dưỡng từng hạng mục công trình và các phương tiện thiết bị có liên quan.

b. Đưa phương tiện, thiết bị bốc dỡ của mình vào cảng Vũng Áng để thực hiện dịch vụ bốc dỡ hàng hóa.

c. Thực hiện các dịch vụ hàng hải tại cảng Vũng Áng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và được thu cước, phí từ các dịch vụ đó theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 của Thoả thuận này.

Điều 6:

1. Trách nhiệm của phía Việt Nam tại cảng Vũng Áng:

a. Thực hiện quyền quản lý nhà nước đối với cảng Vũng Áng,

b. Tổ chức quản lý và khai thác các dịch vụ hàng hải tại cảng Vũng Áng,

c. Tổ chức thực hiện dịch vụ hoa tiêu hàng hải tại cảng Vũng Áng,

d. Thu các loại cước và phí theo quy định tại khoản 1, Điều 5 trên. Đối với các loại cước và phí chưa được quy định tại Khoản 1, Điều 5 trên thì thực hiện trên cơ sở hợp đồng kinh tế do hai Bên ký kết thoả thuận.

2. Trách nhiệm của phía Lào tại cảng Vũng Áng:

a. Thực hiện các quy định của Thoả thuận này và pháp luật khác có liên quan đến tàu và hàng hóa quá cảnh của Lào tại cảng,

b. Thực hiện đầu tư xây dựng và mở rộng cảng Vũng Áng theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

c. Tổ chức kinh doanh khai thác hàng hóa quá cảnh của Lào tại cảng theo sự thoả thuận giữa hai Bên ký kết,

d. Thu các loại cước và phí có liên quan đến hàng hóa quá cảnh của Lào mà do phía Lào tự tổ chức thực hiện.

Điều 7:

1. Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành về thương mại, hàng hải, hải quan, kiểm dịch động thực vật, y tế và xuất nhập cảnh có trách nhiệm ban hành các quy định chi tiết nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và giải quyết nhanh chóng đến mức tối đa các thủ tục pháp lý có liên quan đến người, tàu và hàng hóa quá cảnh của Lào thông qua cảng Vũng Áng.

2. Các cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành của Việt Nam tại cảng có trách nhiệm thống nhất các biện pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả quy định của Khoản 1 của Điều này.

Điều 8:

1. Để thực hiện có hiệu quả đối với việc lưu thông hàng hóa quá cảnh của Lào tại cảng Vũng Áng, phía Lào có thể đặt Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.

2. Việt Nam giúp Lào đào tạo cán bộ quản lý và khai thác cảng biển, công nhân kỹ thuật về bốc dỡ, vận chuyển, giao nhận, bảo quản hàng hóa. Việc đào tạo trên có thể thực hiện tại các trường đại học và trung học chuyên ngành của Việt Nam hoặc bằng các hình thức tham quan, tìm hiểu thực tế tại Cảng biển Việt Nam trên cơ sở thoả thuận giữa hai Bên ký kết.

Điều 9:

1. Để thực hiện có hiệu quả Thoả thuận này, Việt Nam và Lào sẽ thành lập một tổ công tác phối hợp về quản lý và khai thác cảng Vũng Áng (dưới đây gọi tắt là “Tổ công tác”) bao gồm đại diện do mỗi Bên chỉ định. Số lượng thành viên của mỗi Bên do hai Bên ký kết thoả thuận.

2. Tổ công tác luân phiên họp tại Việt Nam hoặc Lào để thảo luận thống nhất các biện pháp thực hiện các điều khoản của Bản thoả thuận này.

3. Tổ công tác có nhiệm vụ nghiên cứu và đề xuất các biện pháp thực hiện hiệu quả Thoả thuận này.

Điều 10:

Trong trường hợp có tranh chấp xảy ra liên quan đến việc đầu tư, xây dựng và kinh doanh khai thác cảng Vũng Áng được giải quyết tại kỳ họp của Tổ công tác theo quy định tại Điều 9 của Thoả thuận này. Nếu không thoả thuận được thì hai Bên ký kết đưa ra thảo luận này tại kỳ họp Uỷ ban hợp tác liên Chính phủ giữa hai Bên ký kết.

*** Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày ký và có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ theo sự thoả thuận bằng văn bản của hai Bên ký kết.

=> Tóm lại, cảng Vũng Áng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chính sách của Chính phủ Lào từ việc tiếp cận hàng hải đến việc tăng cường kết nối khu vực. Đồng thời cũng góp phần thúc đẩy kinh tế Lào tăng trưởng thông qua phát triển lĩnh vực giao thông vận tải và thương mại, tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác đặc biệt giữa Việt Nam và Lào.

Điểm qua các dấu ấn về tình hữu nghị Việt – Lào tại Cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh

Hơn 11 năm qua, Công ty CP cảng quốc tế Lào – Việt (đứng chân trên địa bàn Khu kinh tế Vũng Áng, TX Kỳ Anh) đã trở thành cầu nối thắt chặt tình hữu nghị Việt – Lào ở Hà Tĩnh. Mỗi bước phát triển của doanh nghiệp là một dấu ấn đẹp, góp phần vun đắp truyền thống hợp tác giữa hai nước.

Trong sự hợp tác toàn diện giữa hai nước trong suốt các chặng đường lịch sử, nhất là từ ngày ký kết Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Lào, mối quan hệ truyền thống giữa ngành giao thông vận tải hai nước, đặc biệt là vận tải biển đã được hai nước vun đắp từ rất lâu. Dấu ấn nổi bật nhất được đánh dấu vào ngày 24/5/2011, Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt – Lào được thành lập với 4 Cổ đông, trong đó, Công ty liên hợp Lào phát triển cảng Vũng Áng (CHDCND Lào) chiếm 20% vốn điều lệ. Ngày 15/12/2017, Công ty CP Cảng Vũng Áng Việt – Lào được đổi tên thành Công ty CP Cảng quốc tế Lào – Việt.

Nhằm hỗ trợ Lào phát triển về lâu về dài, Việt Nam đã tạo điều kiện để Lào sử dụng cầu cảng Vũng Áng 1, 2, 3. Qua đó, giúp Lào từ một nước không có biển trở thành một nước có đường ra biển. Sau hơn 20 năm chính thức đưa vào khai thác, cầu cảng số 1, số 2 do Công ty CP Cảng quốc tế Lào – Việt làm chủ đầu tư đã phát huy tối đa công suất, đóng góp lớn vào sự phát triển của DN cũng như quá trình phát triển KT-XH của Hà Tĩnh nói riêng và của hai nước Việt – Lào nói chung. Trước nhu cầu vận tải hàng qua cảng ngày càng lớn, năm 2015, Công ty CP Cảng quốc tế Lào – Việt đầu tư thêm bến cảng số 3, với mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.

Cùng với việc tích cực nâng công suất hàng hoá thông qua cảng, hiện nay, với sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, phía Lào cũng đang tích cực thúc đẩy sớm thống nhất phương án phát hành cổ phần riêng lẻ để tăng tỷ lệ sở hữu của Chính phủ Lào tại Công ty CP Cảng quốc tế Lào – Việt (VLP). Với hệ thống cầu cảng tại Vũng Áng, Việt Nam và Lào đang thúc đẩy và tìm kiếm nguồn đầu tư để triển khai các dự án kết nối giao thông giữa hai nước như đường cao tốc Vientiane – Hà Nội; tuyến vận chuyển container đường sắt Vientiane – Vũng Áng,…

=> Những dự án đầy tiềm năng trên một khi đã CHÍNH THỨC đi vào hoạt động sẽ mang lại lợi ích thiết thực, mở ra cơ hội không chỉ cho Việt Nam và Lào có thể khai thác tối đa thế mạnh của mỗi nước mà còn tăng cường kết nối giữa 2 nước với các nước trong khu vực. Đồng thời còn thúc đẩy kinh tế Lào tăng trưởng thông qua phát triển các lĩnh vực giao thông vận tải, rộng đường ra biển, trở thành điểm trung chuyển hàng hóa giữa các nước trong khu vực và quốc tế.

Như vậy, các Tư nhân/Cá nhân/Doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã có câu trả lời Cảng biển lớn nhất của Lào là gì? Lào có cảng biển không? Bạn nên lưu lại thông tin chia sẻ trên để có sự điều chỉnh phù hợp về kế hoạch chuyển hướng sang phương thức vận chuyển khác như Gửi hàng đi Lào bằng đường bộ hoặc không thì Cảng Vũng Áng sẽ là nơi quá cảnh hàng xuất/nhập của Lào và Việt Nam ta.

Khi có nhu cầu cần Gửi hàng đi Viêng Chăn, Gửi hàng đi Pakxe, Gửi hàng đi Kaysone Phomevihane, Gửi hàng đi Sepon – Savannakhet, Gửi hàng đi Attapeu, Gửi hàng đi Thakhek bằng container đường bộ – Liên hệ ngay RatracoSolutions Logistics theo Hotline bên dưới. Chúng tôi cam kết hỗ trợ bạn tốt nhất từ khâu vận chuyển tới khai hải quan tại các cửa khẩu Quốc tế Việt – Lào.

Liên hệ Vận chuyển Container: VN <-> Lào

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Hotline liên hệ vận chuyển đi Lào từ HCM:

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Tâm: 0902 486 247

Hotline liên hệ vận chuyển đi Lào từ Hà Nội:

Ms Tâm: 0902 486 247

Ms Mỹ Linh:0901 100 247

Hotline liên hệ vận chuyển đi Lào từ Đà Nẵng:

Mr Miền: 0909 199 247

Mr Ý: 0906 354 247

Ms Tâm: 0902 486 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ