Khi nền kinh tế và hoạt động sản xuất ngày càng phát triển thì nhiều Doanh nghiệp/Nhà máy/Xưởng sản xuất lại cần nhập khẩu động cơ điện về để kinh doanh, buôn bán hoặc lắp ráp các thiết bị máy móc. Các thương hiệu động cơ điện ở Việt Nam cũng khá đa dạng, phong phú.
Với chính sách mở cửa, hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, có không ít thương hiệu motor chất lượng đã có mặt tại Việt Nam nên nhiều người muốn biết thủ tục nhập khẩu motor gồm những gì? Có phức tạp không? Cần lưu ý gì?,…Ratraco Solutions sẽ chia sẻ chi tiết thủ tục hải quan nhập khẩu mới nhất 2023. Quý DN quan tâm có thể tham khảo và áp dụng hiệu quả trong việc nhập mô tơ số lượng lớn về nước.
Nhu cầu nhập khẩu động cơ điện (motor) hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều Doanh nghiệp muốn nhập khẩu motor – động cơ điện về để sử dụng kinh doanh hoặc lắp ráp cho các thiết bị máy móc khác: máy bơm, vận thăng lồng, cẩu tháp, thang máy, máy dệt,…Và hầu hết đều băn khoăn về thủ tục nhập khẩu motor thế nào? Có phải kiểm tra chuyên ngành gì không? Có phải kiểm tra hiệu suất năng lượng hay dán nhãn năng lượng gì không?…
Động cơ điện là thiết bị điện (máy điện) dùng để chuyển đổi năng lượng điện thành năng lượng cơ. Máy điện dùng để chuyển đổi từ năng lượng cơ sang năng lượng điện, được gọi là Máy phát điện hay Dynamo. Ngày nay, động cơ điện các loại được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết lĩnh vực, cả trong sản xuất (công xuất lớn) và đời sống gia đình. Một số thiết bị động cơ điện dùng trong gia đình như quạt điện, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm nước, máy hút bụi,…
Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu nên việc nhập khẩu động cơ điện của các thương hiệu nổi tiếng thế giới vào VIệt Nam khá thông thoáng và dễ dàng. Hiện nay, nguồn hàng động cơ điện nhập khẩu vào Việt Nam có thể đến trực tiếp từ các nước mạnh về công nghiệp chế tạo như Mỹ, Nhật, Eu, Đài Loan hay từ Trung Quốc – nơi được mệnh danh là “Công xưởng của thế giới” (hiện có hơn 50% các sản phẩm motor mới trên thị trường là động cơ điện được sản xuất tại Trung Quốc).
Một số thương hiệu động cơ điện mạnh chiếm thị phần lớn phải kể đến như:
- Động cơ mô tơ Trung Quốc: Johnson Electric (Hong Kong), Teco (Đài Loan) và nhiều loại động cơ điện của các thương hiệu nổi tiếng thế giới được sản xuất tại Trung Quốc;
- Động cơ mô tơ Nhật Bản: Toshiba, Nidec, Hitachi…;
- Động cơ mô tơ Mỹ: Rockwell, Ametek, Regan Beloit, Franklin Electrics, General Electrics…;
- Động cơ mô tơ EU (Đức, Thụy Sĩ…): Siemens, Faulhaber (Đức), ABB (Thụy Sĩ),…
Motor động cơ điện khi nhập khẩu được phân ra thành 3 loại cơ bản sau:
- Động cơ điện có công suất dưới 0,75kW;
- Động cơ điện có công suất từ 0,75kW tới 150kW;
- Động cơ điện có công suất cao hơn 150kW.
Theo Thông tư Thông tư 36/2016/TT-BCT ngày 28/12/2016 của Bộ Công thương, đối với mặt hàng động cơ điện sẽ có một số trường hợp được miễn kiểm tra tra hiệu suất năng lượng và miễn dán nhãn năng lượng động cơ. Để biết thêm quy trình, thủ tục, các quy định liên quan tới nhập khẩu động cơ điện mô tơ về Việt Nam,…mời theo dõi nội dung tiếp theo.
Thủ tục nhập khẩu motor về Việt Nam cập nhật mới nhất 2023
Thủ tục nhập khẩu motor điện sẽ có những Chính sách, Thông tư riêng. Không phải loại mô tơ điện nào cũng giống nhau mà mỗi loại sẽ có các chính sách khác nhau nên bạn cần nắm rõ mặt hàng muốn nhập khẩu để thông quan dễ dàng, thuận lợi.
Sau đây, Đơn vị vận chuyển container đường sắt, đường bộ, đường biển Ratraco Solutions sẽ cập nhật các thủ tục nhập khẩu động cơ điện mô tơ cho các DN/Tư nhân tham khảo:
Căn cứ pháp lý nhập khẩu motor điện
Sau đây là những căn cứ pháp lý về việc nhập khẩu động cơ điện motor:
- Nghị định số 187/ 2013/ NĐ – CP ngày 20/ 11/ 2013 của Chính phủ về việc quản lý các mặt hàng cấm kinh doanh và xuất nhập khẩu;
- Quyết định số 78/ QĐ – TTG, Quyết định 04/ QĐ – TTG thực hiện theo Thông tư 65/ 2017/ TT – BTC (Ban hành kèm theo Công văn số 1316/ CT – TKNL ngày 12 tháng 2 năm 2018 của Bộ Công thương);
- Thực hiện theo khoản 5 Điều 1 Thông tư số 39/ 2018/ TT – BTC ngày 20/ 4/ 2018 sửa đổi bổ sung theo Điều 16 Thông tư số 38/ 2015/ TT – BTC ngày 25/ 3/ 2015 của Bộ Tài chính;
- Số 1316/ BCT-TKNL V/ v kiểm tra mức hiệu suất cũng như năng lượng tối thiểu ngày 12 tháng 02 năm 2018;
- Quyết định 1182/QĐ-BCT năm 2021 ban hành Danh mục các mặt hàng nhập khẩu (kèm theo mã HS) thực hiện kiểm tra chuyên ngành thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
Mã HS động cơ điện motor
Biết mã HS sẽ biết được những Thủ tục, Thông tư, Chính sách về thuế nhập khẩu của mặt hàng bạn đang muốn nhập khẩu. Ratraco cung cấp cho bạn một số mã HS sau để bạn tiện tham khảo:
Mã HS Động cơ có công suất không quá 37.5 W, cho điện một chiều, động cơ bước: | |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16Ví dụ: | 85011021 |
Loại khác, công suất không quá 5 W | 85011022 |
Loại khác | 85011029 |
Mã HS Động cơ có công suất không quá 37.5 W, cho điện một chiều, động cơ hướng trục. | 85011030 |
Mã HS Động cơ có công suất không quá 37.5, điện một chiều loại khác. | |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 | 85011041 |
Loại khác | 85011049 |
Mã HS Động cơ có công suất không quá 37.5 khác, xoay chiều, động cơ bước: | |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 | 85011051 |
Loại khác | 85011059 |
Mã HS Động cơ có công suất không quá 37.5 khác, xoay chiều, động cơ hướng trục: | 85011060 |
Mã HS Động cơ có công suất không quá 37.5 khác, xoay chiều, loại khác: | |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 | 85011091 |
Loại khác | 85011099 |
Mã hs động cơ vạn năng một chiều/xoay chiều có công suất trên 37,5 W đến 1KW. | |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 | 85012012 |
Loại khác | 85012019 |
Mã HS động cơ vạn năng một chiều/xoay chiều có công suất trên 1 kW: | |
Dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 | 85012021 |
Loại khác | 85012029 |
Mã HS động cơ một chiều khác công suất trên 37,5 W không quá 750 W: | |
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 | 85013130 |
Động cơ khác | 85013140 |
Mã HS động cơ điện công suất trên 750W nhưng không quá 37,5 kW: | |
Động cơ dùng cho các mặt hàng thuộc nhóm 84.15, 84.18, 84.50, 85.09 hoặc 85.16 | 85013221 |
Động cơ khác | 85013222 |
Nơi đăng ký thủ tục nhập khẩu động cơ điện
Hồ sơ thủ tục hải quan nhập khẩu động cơ điện motor nộp tại:
- Hồ sơ đăng ký đo lường hiệu suất năng lượng: Nộp ngay tại những trung tâm được Nhà nước cho phép như Vinacomin hoặc Quatest 1.
- Hồ sơ đăng ký dùng dán nhãn năng lượng: Có thể gửi đăng ký trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi qua bưu điện.
- Hồ sơ Hải Quan sẽ nộp cho phía Chi cục hải quan.
Thông tin trên nhãn dán năng lượng
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng tới Bộ Công Thương, Doanh nghiệp nhập khẩu được phép tự dán nhãn năng lượng. Tuy nhiên phải đảm bảo thực hiện chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng. Nhãn năng lượng phải chứa các thông tin sau:
- Tên nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhập khẩu;
- Mã hiệu thiết bị;
- Thông tin về mức tiêu thụ năng lượng;
- Tiêu chuẩn/Quy định áp dụng.
- Doanh nghiệp được quyền lựa chọn và thay đổi nhãn năng lượng để phù hợp với thiết bị, tuy nhiên không được gây ảnh hưởng tới thông tin trên nhãn theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp miễn dán nhãn năng lượng động cơ
Những trường hợp sau không cần kiểm tra hiệu suất năng lượng, đó là:
- Các loại động cơ điện đồng bộ (Synchronous motor).
- Các loại động cơ điện có sự thay đổi về tốc độ quay (hoạt động không liên tục) cũng không thuộc diện động cơ nhập khẩu phải dán nhãn năng lượng.
- Các loại động cơ điện đặc biệt, có những ký hiệu sau trên nhãn dán kỹ thuật: S2…X%, S3….Y%…
- Các loại động cơ điện đặc biệt gồm có 8 cực trở lên cũng được miễn dán nhãn năng lượng. Đó là những động cơ điện mà thông số trên nhãn kỹ thuật được thể hiện lần lượt là 8P, 10P,… (P là viết tắt của từ Pole, có nghĩa là số cực).
- Các loại động cơ điện (servo motor) cũng là 1 loại động cơ không thể tháo rời hộp số để tiến hành thử nghiệm nên cũng sẽ không phải dán nhãn năng lượng.
- Những động cơ điện được chế tạo riêng để có thể sử dụng với bộ biến đổi điện theo tiêu chuẩn IEC 60034-25.
- Những động cơ điện thuộc loại sản phẩm được tích hợp hoàn toàn trong 1 chiếc máy (chẳng hạn máy bơm, quạt hay máy nén) mà không thể thử nghiệm riêng rẽ với từng loại máy.
- Các loại động cơ điện được chế tạo riêng để hoạt động trong môi trường có khí nổ theo tiêu chuẩn IEC 60079 – 0.
- Động cơ được thiết kế dành riêng cho các yêu cầu đặc biệt của máy được truyền động (thuộc chế độ khởi động nặng nề, hiện đang có một số lượng lớn các chu kì khởi động/ dừng, hơn nữa, quán tính của rôto lúc này rất nhỏ).
- Động cơ được thiết kế dành riêng cho một số đặc tính đặc biệt của nguồn lưới (như dòng khởi động hạn chế, có dung sai lớn về điện áp và/ hoặc tần số).
- Động cơ được thiết kế để dùng riêng trong các điều kiện môi trường đặc biệt (không thuộc các điều kiện làm việc được quy định tại Điều 6 của tiêu chuẩn TCVN 6627 – 1 (IEC 60034 – 1).
- Động cơ điện có công suất đạt trên 150KW không phải dán nhãn năng lượng.
- Động cơ điện có công suất ở dưới 0.75 KW (750W) cũng không phải dán nhãn năng lượng.
- Các loại động cơ điện được nhập khẩu theo hình thức sử dụng thay thế theo dạng linh kiện đồng bộ.
- Động cơ điện 1 chiều không phải tiến hành kiểm tra hiệu suất năng lượng.
- Động cơ điện loại chuyên dụng (như các loại động cơ điện có gắn hộp số, loại được sử dụng chìm dưới nước,…).
Quy trình các bước nhập khẩu motor
Các bước quy trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu động cơ điện motor về Việt Nam:
- Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Sau khi có đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, Commercial invoice, Packing list, Hồ sơ dán nhãn năng lượng motor, Vận đơn đường biển/đường bộ/đường sắt/đường hàng không, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS động cơ điện…rồi có thể nhập thông tin khai báo lên hệ thống hải quan qua phần mềm.
- Bước 2: Mở tờ khai hải quan
Sau khi khai xong tờ khai HQ, hệ thống hải quan sẽ trả về kết quả phân luồng tờ khai. Có luồng tờ khai thì in tờ khai ra và mang hồ sơ nhập khẩu xuống Chi cục hải quan để mở tờ khai. Tùy theo phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
- Bước 3: Thông quan tờ khai hải quan
Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Lúc này, bạn có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan để thông quan hàng hóa.
- Bước 4: Mang hàng về kho bảo quản và sử dụng
Nhận tờ khai thông quan thì tiến hành bước thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho bảo quản.
Một vài lưu ý khi nhập khẩu động cơ điện
Khi làm thủ tục nhập khẩu động cơ điện (mô tơ) quý vị cần phải lưu ý một số vấn đề:
- Động cơ điện gắn liền với máy thì thủ tục nhập khẩu sẽ theo máy chính;
- Hàng hóa chỉ được thông quan khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước;
- Kiểm tra hiệu suất năng lượng và kiểm tra chất lượng thì đăng ký cho model có thể sử dụng lâu dài, thông thường là 3 năm;
- Kiểm tra hợp chuẩn hợp quy cho máy cũ, thì kiểm tra theo từng đơn hàng cụ thể, nhập lần nào phải kiểm tra lần đó.
Ngoài ra, việc dán nhãn lên hàng hóa cũng là BẮT BUỘC theo quy định pháp luật. Nếu trên hàng hóa không được dán nhãn khi nhập khẩu hoặc nội dung nhãn hàng hóa bị sai thì Nhà nhập khẩu phải đối mặt với những rủi ro:
- Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP;
- Hàng hóa dễ thất lạc, hư hỏng do không có nhãn cảnh báo xếp dỡ, vận chuyển;
- Không được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị bác bỏ.
=> Với những rủi ro kể trên, RatracoSolutions Logistics khuyến nghị Quý Doanh nghiệp nên dán nhãn đầy đủ lên hàng hóa.
>>Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy móc cũ
Dịch vụ ủy thác XNK hàng hóa đường bộ, đường biển, đường hàng không Uy tín, Chuyên nghiệp, Giá cạnh tranh tại Ratraco Solutions
Với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực XNK hàng hóa, RATRACO SOLUTIONS là một trong những đơn vị cung cấp Dịch vụ ủy thác nhập khẩu uy tín hàng đầu hiện nay. Với Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng Air (sân bay)/hàng Sea (cảng biển)/cửa khẩu toàn quốc, chúng tôi sẽ thay mặt Doanh nghiệp hoàn tất các thủ tục cần thiết để nhập khẩu, thông quan hàng hóa như: Đàm phán với nhà cung cấp, khai, nộp thuế, thanh toán cho nhà cung cấp,…Nhận làm thủ tục nhập khẩu nhiều mặt hàng, trong đó thủ tục nhập khẩu motor động cơ điện từ nước ngoài về Việt Nam.
Đối với vai trò là Đơn vị khai thuê hải quan, Ratraco sẽ KHÔNG XUẤT HIỆN trên bất kỳ chứng từ nào của bộ hồ sơ khai quan. Nhiệm vụ của Đơn vị thực hiện khai thuê HQ cửa khẩu/sân bay/cảng biển chúng tôi là lên tờ khai bằng phần mềm riêng rồi dùng Token Khách hàng để ký tờ khai, dùng giấy giới thiệu của chủ hàng làm thủ tục hải quan. Phía Chủ hàng/DN phải dùng CHỮ KÝ SỐ của mình để duyệt ký (từ xa), hay gửi giấy khống,…Đối với Cơ quan hải quan, Đơn vị khai thuê hàng xuất nhập khẩu chúng tôi là Người của Chủ hàng.
Còn trong vai trò là Đại lý khai báo hải quan, phía chúng tôi sẽ dùng CHỮ KÝ SỐ hợp lệ để khai hải quan và chịu trách nhiệm nội dung khai trên tờ khai cùng với Doanh nghiệp XNK; Thay mặt DN làm thủ tục xuất nhập hàng hóa theo Hợp đồng KBHQ cửa khẩu/sân bay/cảng biển ký kết giữa 2 bên; Tên, mã số của Đại lý hải quan Ratraco được thể hiện trên tờ khai và trên hệ thống hải quan.
Sau khi làm xong thủ tục hải quan – thông quan hàng hóa, phía Ratraco sẽ huy động xe đầu kéo để thực hiện việc vận chuyển hàng bằng container từ Cảng biển – Kho, Sân bay – Kho hoặc Cửa khẩu – Kho của khách (khi có yêu cầu). Phương châm hoạt động của chúng tôi: “Nhanh chóng – Chuẩn xác – An toàn – Hiệu quả – Tiết kiệm chi phí, công sức cho đôi bên”.
Khách hàng mục tiêu mà Ratraco hướng tới phục vụ, đó là: Khách hàng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ Hải quan Logistics trọn gói; Các Công ty xuất khẩu, nhập khẩu vào ra các Khu công nghiệp, Khu phi thuế quan; Các Công ty xuất khẩu, nhập khẩu qua các Cửa khẩu, Sân bay, Cảng biển Việt Nam và Quốc tế.
Ratraco nhận KBHQ nhiều mặt hàng tại cửa khẩu, sân bay, cảng biển
Các mặt hàng nhận khai hải quan trọn gói tại cửa khẩu, sân bay, cảng biển gồm:
- Nhóm mặt hàng máy móc ĐÃ QUA SỬ DỤNG (là mặt hàng dễ làm thủ tục hải quan, chứng từ): Máy công nghiệp và dân dụng, xe xúc, đào, ủi, máy tiện, máy phay…;
- Nhóm hàng thức ăn thủy sản, thức ăn gia súc, thức an gia cầm;
- Nhóm hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;
- Nhóm mặt hàng thiết bị chuyên dụng: Thiết bị Y tế, thiết bị CN, Thiết bị ngành hàng không, quốc phòng, Thiết bị máy in màu, ngành in ấn;
- Linh kiện điện tử, phụ tùng máy móc công nghiệp;
- Hàng thủ công mỹ nghệ: mây tre đan…;
- Mặt hàng phân bón, đồ chơi trẻ em, thang máy, thang cuốn, vât liệu xây dựng, bồn cầu, chén,…và nhiều mặt hàng khác.
Các loại hình KBHQ tại cửa khẩu, sân bay, cảng biển
Các loại hình khai hải quan tại Cửa khẩu
Ratraco đang trong kế hoạch triển khai các loại hình khai hải quan sau tại cửa khẩu:
- Loại hình quá cảnh;
- Loại hình nhập khẩu quà biếu tặng, hàng phi mậu dịch;
- Loại hình nhập khẩu gia công;
- Loại hình xuất khẩu kinh doanh;
- Loại hình xuất nhập khẩu sản xuất xuất khẩu;
- Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ;
- Loại hình tạm nhập tái xuất;
- Loại hình tạm xuất tái nhập;
- Loại hình xuất khẩu đầu tư có thuế, miễn thuế.
Các loại hình khai hải quan tại Sân bay
Ratraco đang trong kế hoạch triển khai các loại hình khai hải quan sau tại sân bay:
- Dịch vụ khai báo loại hình kinh doanh, phi mậu dịch;
- Dịch vụ khai báo loại hình quá cảnh, hàng đầu tư miễn thuế;
- Dịch vụ khai báo loại hình sản xuất xuất khẩu, loại hình gia công, đầu tư, xuất nhập khẩu tại chỗ;
- Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ, nhập và xuất vào khu công nghiệp, miễn thuế,…
Các loại hình khai hải quan tại Cảng biển
Ratraco đang trong kế hoạch triển khai các loại hình khai hải quan sau tại cảng biển:
- Dịch vụ khai báo hải quan loại hình nhập kinh doanh – A11, nhập phi mậu dịch – H11,…;
- Dịch vụ khai báo hải quan loại hình sản xuất xuất khẩu, đầu tư – gia công;
- Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ (bán hàng vào khu chế xuất)…;
- Loại hình xuất kinh doanh: B11;
- Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,…
Dịch vụ khác Ratraco cung cấp khi khai hải quan trọn gói
Ratraco nhận tư vấn, cung cấp dịch vụ khác song song với Dịch vụ KBHQ tại cửa khẩu/sân bay/cảng biển như:
- Phân tích phân loại hàng hóa;
- Dịch vụ kiểm dịch thực vật/động vật;
- Dịch vụ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Dịch vụ kiểm tra chất lượng, giám định hàng hóa;
- Dịch vụ xin chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin – C/O);
- Dịch vụ xin giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
- Dịch vụ xin công bố mỹ phẩm;
- Dịch vụ xin công bố thực phẩm thông thường;
- Dịch vụ xin giấy phép các bộ ngành;
- Dịch vụ hun trùng.
Ratraco Solutions đã chia sẻ nhanh thủ tục nhập khẩu motor về Việt Nam cho Quý khách hàng là hộ kinh doanh, Doanh nghiệp, chủ xưởng, nhà máy,…tham khảo để biết mình cần chuẩn bị những thủ tục, chứng từ, hồ sơ gì đảm bảo hợp lệ khi nhập hàng mô tơ từ nước ngoài. Hoặc nếu đơn vị bạn chưa có nhiều kinh nghiệm khai hải quan, xin giấy phép, làm thủ tục nhập khẩu mô tơ,…Liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới để được tư vấn trực tiếp và báo giá dịch vụ nhanh nhất, tốt nhất.
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Hotline liên hệ Khai báo Hải Quan
Mr Toàn 0909377247