Thuế là một trong những nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước có nguồn vốn để đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng khác. Và một trong các loại thuế thông dụng hiện nay là thuế tự định, thuế tự vệ. Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giải đáp nhanh khái niệm thuế tự vệ là gì; thuế tự định là gì; nguyên tắc, điều kiện áp dụng các loại thuế này ra sao cũng như cách tính thế nào cho chuẩn.
Thuế tự định, thuế tự vệ là gì?
Thuế tự vệ là gì?
Thuế tự vệ là gì? Định nghĩa về thuế tự vệ được giải thích chi tiết, đầy đủ tại Khoản 7, Điều 4 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Cụ thể:
“Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.”
Tại Điều 3 của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Căn cứ vào Điều luật, có thể kể đến:
- Chủ hàng có hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu;
- Các tổ chức nhận ủy thác XNK hàng hóa;
- Những người xuất cảnh hoặc nhập cảnh và có hàng XNK, gửi hoặc nhận qua biên giới Việt Nam, cửa khẩu;
- Những người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người phải nộp thuế.
…Và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thuế tự định là gì?
Thuế tự định là gì? Thuế tự định là khoản thuế không phụ thuộc vào thu nhập. Khi thu nhập tăng hay giảm thì không bị ảnh hưởng.
Điều kiện, nguyên tắc và thời gian áp dụng thuế tự vệ CẦN BIẾT
Ratraco Solutions – Đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt chúng tôi đã giúp bạn đọc hiểu được thuế tự vệ là gì, thuế tự định là gì. Tiếp theo đây là điều kiện và nguyên tắc áp dụng các loại thuế này mà Doanh nghiệp CẦN BIẾT:
Hiện nay, để nắm được điều kiện và nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ, bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại Điều 14 của Luật thuế XNK số 107/2016/QH13. Căn cứ vào Điều luật này có thể đưa ra các điều kiện và nguyên tắc cụ thể:
Điều kiện áp dụng thuế tự vệ
Thuế tự vệ được áp dụng trong trường hợp:
- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng nhập khẩu có xu hướng gia tăng đột biến ở mức tương đối hoặc tuyệt đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa cạnh tranh trực tiếp hoặc hàng tương ứng được sản xuất trực tiếp trong nước;
- Việc hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến về số lượng, khối lượng hoặc trị giá dẫn đến việc đe dọa hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành sản xuất hàng hóa tương tự, hàng hóa cạnh tranh được sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ
Nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ:
- Thuế được áp dụng trong phạm vi và ở mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế những thiệt hại nghiêm trọng gây ra cho ngành sản xuất trong nước. Từ đó, giúp tạo điều kiện cho ngành sản xuất trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh;
- Việc áp dụng thuế phải căn cứ, dựa vào kết luận Điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tạm thời;
- Việc áp dụng thuế phải dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
Thời gian áp dụng thuế tự vệ
Đối với thuế tự vệ, thời hạn áp dụng không quá 4 năm, bao gồm thời gian áp dụng thuế trong thời gian tạm thời. Thời hạn áp dụng thuế này có thể được gia hạn (không quá 6 năm tiếp theo) và phải đáp ứng được điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước. Đồng thời, phải có bằng chứng chứng minh ngành sản xuất đó đang điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Dựa trên Điều 15 – Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 có thể đưa ra một số thông tin khi áp dụng:
- Việc áp dụng thuế tự vệ phải thực hiện đúng quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 và đúng pháp luật;
- Căn cứ vào mức thuế, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế mà người khai hải quan phải có trách nhiệm kê khai và nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế;
- Việc kê khai, thu, nộp và hoàn thuế sẽ do Bộ Tài chính quy định;
- Việc áp dụng thuế sẽ do Bộ Công thương quyết định;
- Nếu lợi ích của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xâm hại hay vi phạm, căn cứ vào các Điều ước quốc tế, Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định áp dụng biện pháp thuế phòng vệ khác phù hợp.
>>Xem thêm: Các phương thức thuê tàu
Cập nhật cách tính thuế tự vệ chi tiết mới nhất
Thuế tự vệ được biết đến là loại thuế nhập khẩu bổ sung khi nhập khẩu hàng hóa. Thông thường, cách tính thuế sẽ căn cứ vào từng tình huống cụ thể. Theo đó:
Trong trường hợp thuế suất thuế tự vệ tính theo tỷ lệ %, số tiền thuế phải nộp sẽ tính như sau:
Thuế tự vệ phải nộp = Trị giá tính thuế nhập khẩu x thuế suất thuế tự vệ
Trong trường hợp tính thuế theo phương pháp tuyệt đối hoặc hạn ngạch thuế quan, bạn cần căn cứ vào quy định cụ thể do Bộ Công thương ban hành để tính số thuế phải nộp theo quy định.
* Ví dụ – Công ty XXX nhập khẩu 3 mặt hàng A, B, C đơn giá trên hóa đơn danh mục như sau:
STT | Danh mục hàng | Số lượng | Đơn giá (CIF) | Thành Tiền (USD) | Thuế Tư vệ |
1 | Mặt hàng A | 2000 | 6,5 | 1.300 | 0% |
2 | Mặt hàng B | 1500 | 25 | 37.500 | 9% |
3 | Mặt hàng C | 1240 | 5,5 | 6,820 | 0% |
Theo thông tin trên Bảng biểu mặt hàng B chịu thuế tự vệ 9%. Công thức tính thuế tự vệ áp dụng như sau:
- Số tiền thuế tự vệ: 37.500 USD * 9% = 3,375 USD.
- Quy đổi theo tỉ tí giá tính thuế ngày. 24.2.2024: 1USD = 24.170 VNĐ. Tiền thuế nộp quy đổi ra tiền Việt Nam là: 3,375 *24,170 = 81.573.750 VNĐ.
RatracoSolutions Logistics đã làm rõ thuật ngữ thuế tự vệ là gì, thuế tự định là gì, cách tính như thế nào, quy định về thời gian áp thuế trong bao lâu,…Dựa vào nền tảng kiến thức hữu ích trên, Doanh nghiệp/Tư nhân/Tổ chức hoàn toàn có thể áp dụng hiệu quả vào quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa.