Cước vận chuyển quốc tế chịu thuế suất bao nhiêu?

Trong hoạt động xuất nhập khẩu và giao thương quốc tế thì cước vận tải quốc tế là khái niệm quan trọng…Nếu bạn muốn biết cước vận chuyển quốc tế chịu thuế suất bao nhiêu, hãy cùng Ratraco Solutions chúng tôi tham khảo và tìm hiểu chi tiết mức cước vận chuyển quốc tế chịu thuế suất cho từng phương thức vận chuyển sau đây.

Cước vận tải quốc tế là gì? Dựa trên cơ sở nào để tính?

Khái niệm cước vận tải quốc tế

Cước vận tải quốc tế là khoản phí mà người sử dụng dịch vụ vận tải phải trả cho Doanh nghiệp vận tải để vận chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác. Cước vận tải hàng hóa đi quốc tế sẽ được MIỄN THUẾ GTGT nếu đáp ứng:

  • Cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế;
  • Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng với bên nước ngoài;
  • Có hợp đồng vận tải hoặc vận đơn quốc tế.

Các loại hình cước vận tải quốc tế phổ biến gồm: Cước vận tải đường biển, cước vận tải đường hàng không, cước vận tải đường bộ, cước vận tải đường sắt.

Cước vận chuyển quốc tế chịu thuế suất bao nhiêu?
Cước vận tải quốc tế là khoản phí được chi trả cho phía doanh nghiệp vận tải bởi người sử dụng các loại hình dịch vụ vận tải hàng hóa.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 123/2020/NĐ ngày 19/10/2020 quy định về hóa đơn chứng từ;
  • Quyết định số 1450/QĐ-TCT ngày 07/10/2021 của Tổng cục Thuế quy định về thành phần chứa dữ liệu hóa đơn điện tử và phương thức truyền nhận với cơ quan thuế;
  • Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014.

Cước vận tải biển quốc tế chịu thuế suất bao nhiêu?

Cước vận chuyển quốc tế chịu thuế suất bao nhiêu là thắc mắc của nhiều chủ hàng, doanh nghiệp, cá nhân,…Ratraco Solutions – Đơn vị vận chuyển container đường sắt, đường biển, đường bộ chúng tôi sẽ đưa ra giải đáp cụ thể về cước phí vận tải quốc tế tương ứng với từng phương thức:

Xem thêm  Việc vận chuyển, chở hàng trên xe 7 chỗ có vi phạm pháp luật không?

Thuế suất vận tải biển

Cước vận tải biển được áp dụng thuế suất 0% thuế GTGT nếu đủ điều kiện:

  • Là dịch vụ vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bằng đường biển.
  • Có hợp đồng vận tải đường biển; vận đơn; hóa đơn cước vận tải đường biển.
  • Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng về việc cung ứng dịch vụ vận tải đường biển.
  • Có hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng) ghi rõ thuế suất 0% và đáp ứng các nội dung theo quy định.

Nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì cước vận tải đường biển sẽ chịu thuế suất thuế GTGT 10%, áp dụng đối với hoạt động vận tải trong nước.

Thuế suất vận tải đường bộ

Với vận tải quốc tế đường bộ sẽ có quy định về thuế suất như sau:

  • Với hàng hóa không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Thuế suất 10%;
  • Với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (như xăng dầu): Thuế suất 5%;
  • Với vận tải hành khách bằng taxi: Thuế suất 10%.
Cước vận chuyển quốc tế chịu thuế suất bao nhiêu?
Cước vận tải quốc tế chịu mức thuế suất bao nhiêu là tùy từng mặt hàng, ngành hàng cũng như các phương thức vận tải được chọn sử dụng.

Thuế suất vận tải hàng không

Tùy loại hình vận chuyển mà vận tải hàng không phải chịu mức thuế suất khác nhau:

  • Cước vận chuyển hàng xuất, nhập khẩu đường hàng không chịu thuế suất 0%;
  • Cước vận chuyển hàng hóa nội địa bằng đường hàng không chịu thuế suất 10%.

Cụ thể:

  • Với hàng xuất nhập khẩu: Nếu có đủ các chứng từ như hợp đồng vận tải, vận đơn hàng không, chứng từ thanh toán cước, hóa đơn GTGT thì áp dụng thuế suất 0%;
  • Với hàng nội địa: Nếu có hợp đồng, vận đơn, hóa đơn GTGT ghi rõ thuế suất 10% thì cước vận chuyển chịu thuế suất 10%.

Không được áp dụng thuế suất 0% trong trường hợp nào?

Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC) tại khoản 3 quy định các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%:

Xem thêm  Quy trình vận chuyển xe máy từ Nam ra bắc bằng tàu hỏa

1. Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài; sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Xăng, dầu bán cho xe ô tô của cơ sở kinh doanh trong khu phi thuế quan mua tại nội địa;

3. Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

4. Các dịch vụ do cơ sở kinh doanh cung cấp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan bao gồm: cho thuê nhà, hội trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống;

5. Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;

6. Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất 0% gồm:

  • Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hóa, giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch lữ hành;
  • Dịch vụ cung cấp gắn với việc bán, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam;
  • Dịch vụ thanh toán qua mạng.

Với những trường hợp trên, bên vận chuyển hoặc kinh doanh mặt hàng trên sẽ phải thực hiện các quy định đóng thuế của Bộ tài chính.

Hướng dẫn giá tính thuế đối với vận tải quốc tế

Như trên, bạn đã biết cước vận chuyển quốc tế chịu thuế suất bao nhiêu. Tiếp theo đây sẽ là hướng dẫn về giá tính thuế với loại hình vận tải quốc tế:

Xem thêm  Cùng tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển Logistic

Nếu bạn và doanh nghiệp đang thắc mắc về giá tính thuế với vận tải quốc tế có thể tham khảo Điểm 1.13 và 1.14 của Mục I, Phần B, Thông tư số 129/2008/TT-BTC, được Bộ Tài Chính ban hành ngày 26/12/2008.

Theo đó, Bộ Tài chính có hướng dẫn kèm theo:

1. Với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT, không phân biệt đó là cơ sở trực tiếp vận tải, bốc xếp hay thuê lại.

2. Với các dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành, hợp đồng ký với khách theo giá trọn gói (ăn, ở, đi lại) thì giá trọn gói này được xác định là giá đã có thuế GTGT.

Cước vận chuyển quốc tế chịu thuế suất bao nhiêu?
Việc nắm bắt giá tính thuế với vận tải quốc tế sẽ giúp Bên mua, Bên bán,…và các bên liên quan chủ động trong giao thương toàn cầu.

3. Với các trường hợp giá trọn gói đã gồm cả các khoản chi vé máy bay vận chuyển khách du lịch từ nước ngoài vào Việt Nam hay từ Việt Nam đi nước ngoài cùng các chi phí ăn, nghỉ, thăm quan và một số khoản chi ở nước ngoài khác, nếu có đủ chứng từ hợp pháp thì các khoản thu của khách hàng để chi cho các khoản trên sẽ được tính giảm trừ trong giá tính thuế GTGT.

4. Với hóa đơn của những cơ sở kinh doanh được Nhà nước giao đất, cho thuê đất nhằm đầu tư xây dựng nhà để bán, cho thuê; để đầu tư cơ sở hạ tầng để bán, cho thu; hay để làm dịch vụ vận tải, dịch vụ du lịch lữ hành quốc tế thì tiến hành lập hóa đơn như sau:

  • Tại dòng giá bán sẽ ghi giá bán nhà, cơ sở hạ tầng; doanh thu về vận tải; doanh thu du lịch lữ hành trọn gói nhưng chưa có thuế GTGT;
  • Tại dòng giá tính thuế GTGT thì giá sẽ được xác định theo Điểm 1.8 của Mục I, phần B, Thông tư số 129/2008/TT-BTC…;
  • Tại dòng thuế suất, tiền thuế GTGT, giá thanh toán ghi theo quy định.

Hy vọng, với những chia sẻ trên đã giúp các doanh nghiệp, tư nhân giải đáp mọi thắc mắc liên quan tới mức cước vận chuyển quốc tế chịu thuế suất bao nhiêu cho từng phương thức vận tải thông dụng hiện nay…Ratraco Solutions là Đơn vị vận tải đường sắt liên vận Quốc tế đáng tin cậy, quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ, liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn về giá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ