CFR là gì? Tìm hiểu điều kiện CFR trong giao nhận hàng hóa

Theo những quy định mới nhất trong Incoterms 2020, người bán và người mua có nghĩa vụ chung được đặt ra như thế nào về điều kiện CFR? CFR là điều kiện gì, đóng vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình chuyển giao hàng hóa tại cảng biển theo chỉ định? Mọi thắc mắc liên quan đến CFR là gì trong xuất nhập khẩu sẽ được cập nhật, giải đáp một cách cặn kẽ, chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây.

RatracoSolutions Logistics mong muốn chia sẻ thêm một số vấn đề về điều kiện CFR là gì để quý bạn đọc có cái nhìn thực tế, đánh giá khách quan, góp nhặt thêm kinh nghiệm hữu ích trong quá trình chuyển giao đơn hàng, kiện hàng cho phía người mua.

Xem thêm: điều kiện CPT là gì?vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt – vận chuyển container

CFR là gì, viết tắt của từ gì?

CFR là viết tắt của từ Cost and Freight và có nghĩa là tiền hàng và cước phí. Cụ thể hơn thì CFR là 1 trong 11 điều kiện Thương mại quốc tế, tức giá thành & cước phí (tiền hàng cộng với cước phí). Thông thường điều kiện này sẽ được áp dụng cho việc vận chuyển trên biển, vận chuyển đường thủy nội địa. Nói một cách dễ hiểu, nếu sử dụng điều kiện giao hàng CFR thì sau khi giao hàng cho người mua ở cảng bốc hàng trách nhiệm của người bán đã hết, rủi ro và trách nhiệm trong quá trình vận chuyển do bên mua chịu nhưng cước phí vận chuyển đó sẽ do người bán trả. Đó là sự khác nhau giữa CFR và điều kiện CIF.

CFR là gì? Tìm hiểu điều kiện CFR trong giao nhận hàng hóa
CFR là điều kiện để áp dụng hiệu quả cho vận tải đường biển & đường thủy nội địa.

Cách tính giá CFR: Để làm hợp đồng ngoại thương contract, làm C/O, tính chi phí để xác định giá thành sản phẩm,…Chúng ta cần biết được giá theo điều kiện CFR. Giá CFR được xác định bởi công thức dưới đây. Với điều kiện người bán hàng sẽ chịu thêm khoản phí để vận chuyển hàng hóa đến cảng và dỡ hàng. Tuỳ theo thoả thuận, người mua sẽ chịu chi phí dỡ hàng.

Giá CFR = Giá FOB + Cước phí vận chuyển

* Trong đó, giá FOB là giá tại cửa khẩu của bên xuất (giá này chưa bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hoá tới cảng của bên nhập).

Xem thêm  Không giỏi tiếng anh có nên học Logistics hay không?

Tìm hiểu điều kiện CFR trong giao nhận hàng hóa

CFR là gì trong xuất nhập khẩu đã được lý giải ở trên & kế đến là những thông tin khác liên quan đến CFR mà người bán, người mua cần biết:

CÁC NGHĨA VỤ NGHĨA VỤ NGƯỜI BÁN NGHĨA VỤ NGƯỜI MUA
Nghĩa vụ chung Người bán phải giao hàng hóa, hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa Người mua phải trả tiền hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng
Giao hàng Giao hàng bằng cách xếp hàng an toàn lên tàu vào thời gian đã thỏa thuận tại cảng đi Người mua nhận hàng từ hãng vận chuyển tại cảng đích
Rủi ro Chịu mọi rủi ro mất mát / thiệt hại cho đến khi hoàn thành việc bàn giao hàng hóa
Tất cả các rủi ro mất mát / thiệt hại kể từ thời điểm giao hàng hoặc kết thúc thời gian thỏa thuận giao hàng. Nếu người mua không thông báo về cảng đích, rủi ro thuộc về người mua.
Vận chuyển Kí kết và chi trả mọi chi phí cho hợp đồng vận chuyển hàng hóa cho đến cảng đích
Không có nghĩa vụ ký kết hợp đồng với hãng vận chuyển
Bảo hiểm Người bán không có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, nếu người mua yêu cầu, người bán phải chịu rủi ro và chi phí để cung cấp các thông tin người mua cần để mua bảo hiểm hàng hóa. Không có nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa
Chứng từ giao hàng và vận chuyển Cung cấp các chứng từ vận chuyển thông thường bản gốc và bản điện tử cho người mua tại cảng đích
Kiểm tra và xác nhận moị bằng chứng về việc giao hàng
Thông quan xuất khẩu và nhập khẩu Thông quan và chịu tất cả các chi phí thông quan xuất khẩu (giấy phép, bảo mật, kiểm hóa, vv). Hỗ trợ thông quan nhập khẩu Hỗ trợ thông quan xuất khẩu. Thông quan, chịu tất cả các chi phí  thông quan nhập khẩu và thủ tục giấy tờ liên quan (giấy phép, bảo mật, tài liệu chính thức).
Kiểm soát Người bán phải kiểm soát số lượng, trọng lượng, nhãn hiệu và đóng gói hàng hóa theo đúng quy chuẩn Không có nghĩa vụ
Nghĩa vụ về chi phí Người bán chịu mọi chi phí để vận chuyển hàng hóa tới khi giao hàng bao gồm:

  • Phí vận chuyển hàng từ kho đến cảng đi
  • Phí xếp hàng lên tàu
  • Local charge cảng đi
  • Phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng đích nếu có bao gồm trong hợp đồng vận chuyển với người vận chuyển
  • Các chi phí liên quan đến thủ tục, giấy phép xuất khẩu hàng hóa
  • Thuế, phí xuất khẩu
  • Cước thuê phương tiện vận chuyển tới cảng đích
  • Phí chuyển phát chứng từ vận chuyển đến người mua tại cảng đích và bản sao điện tử của nó
  • Phí vận chuyển quá cảnh nếu có
  • Chi phí kiểm soát chất lượng, cân nặng, số lượng
  • Packaging & marking
 Người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm giao hàng:

  • Thanh toán đầy đủ tiền hàng theo hợp đồng mua bán
  • Phí dỡ hàng khỏi phương tiện chuyên chở nếu không ghi trong hợp đồng
  • Các chi phí cho thủ tục nhập khẩu hàng
  • Chi phí làm hàng tại cảng và vận chuyển về kho
  • Mọi chi phí tại cảng đích (Local charges) trừ phí mà người bán đã trả
  • Thuế, phí nhập khẩu và quá cảnh nếu có
  • Chi phí phát sinh do người mua không kịp hay không thông báo chính xác cho người bán về thời điểm và địa điểm nhận hàng.
  • Các chi phí cho thủ tục kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu nếu những thủ tục này không thuộc thẩm quyền nước xuất khẩu
  • Hoàn phí mà người bán phải chi trả trong việc hỗ trợ người mua đưa hàng về điểm đích của người mua
  • Phí phát sinh nếu người vận chuyển không được chỉ định hoặc người vận chuyển không thể lấy hàng
  • Phí bảo hiểm nếu cần
Thông báo
Thông báo rằng hàng hóa đã được xếp trên tàu.
Thông báo rõ thời gian nhận hàng và cung cấp tên cảng đích cho người bán
Xem thêm  Chứng chỉ CDCS là gì? Tất tần tật thông tin về CDCS
CFR là gì? Tìm hiểu điều kiện CFR trong giao nhận hàng hóa
CFR là gì trong xuất nhập khẩu quy định rõ về nghĩa vụ, trách nhiệm giữa người bán với người mua.

Nên sử dụng điều kiện CFR như thế nào cho hiệu quả nhất?

Để đảm bảo sử dụng điều kiện CFR trong xuất nhập khẩu mang đến hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu những điều sau:

  • Theo quy định của điều kiện CFR, người bán dù giao hàng đến cảng nội địa (cảng cạn, cảng khô) hay các cảng biển lớn thì chỉ hết trách nhiệm khi hàng hóa được xếp lên tàu;
  • Điều kiện CFR thường được sử dụng cho hoạt động vận tải hàng hóa qua đường biển và đường thủy nội địa. Do đó, nếu giao hàng qua hai con đường này thì bạn mới nên lựa chọn điều kiện CFR;
  • Người bán là bên chi trả cước phí vận chuyển hàng hóa đến cảng đích, nhưng rủi ro về hàng hóa khi vận chuyển trên biển và đoạn đường sau đó trong nội địa của nước người mua thì do người mua chịu trách nhiệm.

Incoterms nào khác tương tự với CFR?

Có 3 điều khoản khác liên quan chặt chẽ đến CFR và thường sử dụng trong các Hợp đồng thương mại. Cụ thể đó là:

  • FAS (miễn phí cùng với tàu) là người bán chỉ phải giao hàng đến cảng bên cạnh tàu và trách nhiệm chuyển hàng cho người mua tại thời điểm đó;
  • FOB (miễn phí trên tàu) yêu cầu người bán cũng phải xếp hàng hóa lên tàu;
  • CIF (bảo hiểm chi phí và cước phí) yêu cầu người bán thu xếp việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đến cảng đến, tuy nhiên người bán phải bổ sung bảo hiểm hàng hóa cho đến khi hàng hóa đến cảng đích.
Xem thêm  In mã vạch tờ khai hải quan là gì? Các bước thực hiện ra sao?

Về chi phí và cước phí, người bán không có trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa cho đến khi hàng hoá đến cảng đích.

Điều kiện CFR và điều kiện CPT có điểm gì giống và khác nhau?

Hai điều kiện CFR và CPT đều thuộc trong Incoterms 2020 tuy nhiên sẽ có những điểm giống và khác nhau nhất định như sau:

Điểm khác nhau giữa điều kiện CFR và CPT

  • Điều kiện giao hàng CFR chỉ dùng được cho 2 phương thức vận tải để vận chuyển hàng hóa đó là đường biển – thủy nội địa. Tuy với điều kiện giao CPT thì áp dụng được cho mọi phương thức vận tải hàng hóa;
  • Điều kiện giao hàng CFR trách nhiệm của người bán sẽ hết khi đã giao hàng hóa đã nằm đầy đủ trên tàu. Nhưng đối với điều kiện giao hàng CPT thì trách nhiệm của người bán sẽ hết khi giao hàng cho người chuyển chở dù bất cứ địa điểm theo yêu cầu, mà không nhất thiết là hàng hóa phải nằm trên tàu.

Điểm giống nhau giữa điều kiện CFR và CPT

  • Những rủi ro đối với hàng hóa trên biển khi vận chuyển là đều do người mua phải chịu trách nhiệm;
  • Người bán phải thực hiện việc thông qua xuất khẩu hàng hóa và người mua phải thực hiện việc thông qua nhập khẩu hàng hóa;
  • Người bán đều phải thuê tàu để vận chuyển hàng hóa đến điểm đích là nơi người mua yêu cầu;
  • Chi phí bốc dỡ tại đầu đi sẽ do người bán chi trả, ở đầu đến thì do người mua chi trả.

RatracoSolutions Logistics vừa chia sẻ những kiến thức liên quan đến CFR là gì, cách sử dụng CFR như thế nào cho thật hiệu quả, cá nhân người bán & người mua cần cập nhật nhanh về quyền lợi, nghĩa vụ chung để quá trình giao nhận hàng hóa luôn diễn ra mau chóng, thuận lợi. Có thể thấy, điều kiện CFR trong xuất nhập khẩu hàng luôn đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, do đó việc hiểu rõ về từng điều khoản trong Incoterms 2020 là thực sự cần thiết.

Tóm lại, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi thắc mắc nào hoặc đang có nhu cầu muốn lựa chọn phương thức vận tải hàng đường sắt giá rẻ, vui lòng liên hệ với Ratraco Solutions theo hotline bên dưới, nhân viên chúng tôi sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho quý khách trong mọi trường hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ