Trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng hóa, sản phẩm thì với những ai đang tham gia vào quá trình này, chắc hẳn không còn xa lạ thuật ngữ Bill of materials (BOM). Nhưng liệu bạn đã biết hết ý nghĩa của Bill of materials là gì hay chưa? Bài viết sau của Ratraco Solutions chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể nhất về BOM.
Bill of Materials là gì?
Bill of materials là gì? Bill of Materials (BOM) còn gọi là Định mức nguyên vật liệu là một danh sách chi tiết bao gồm các nguyên liệu, thành phần, linh kiện và hướng dẫn lắp ráp cần thiết để sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh.
BOM đóng vai trò như công cụ quản lý cho các doanh nghiệp trong việc tổ chức và kiểm soát quá trình sản xuất.
Ý nghĩa của BOM trong quản lý sản xuất
Việc áp dụng BOM không phải là khái niệm mới nhưng để hiểu rõ ý nghĩa của phương thức này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các công ty, doanh nghiệp:
- Hỗ trợ tính toán và dự trù số lượng nguyên vật liệu thô cần thiết, giúp doanh nghiệp duy trì lịch trình tối ưu cho việc đặt hàng từ các nhà cung cấp và thương lượng giá;
- Giúp quản lý hàng tồn kho hiệu quả bằng cách cung cấp thông tin số lượng nguyên vật liệu chính xác được sử dụng và nguyên vật liệu không sử dụng;
- Dễ tính toán và dự trù kinh phí liên quan đến nguyên vật liệu, giúp doanh nghiệp hiểu rõ chi phí sản xuất cần thiết để tạo ra sản phẩm cuối cùng;
- Duy trì hồ sơ sản phẩm chi tiết, từng đơn vị với số lượng và giá thành từng nguyên vật liệu, giúp việc quản lý dễ hơn;
- Là cơ sở dữ liệu chuẩn để theo dõi và lập kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu cần thiết cho từng đơn hàng, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và định mức;
- Giúp doanh nghiệp liên hệ nhanh với nguồn cung ứng, đảm bảo nguồn cung ổn định và tránh lãng phí trong sản xuất do đặt mua quá mức.
>>Xem thêm: Phí AFR là gì?
Phân loại các BOM trong quản lý sản xuất
Manufacturing Bill of Materials (mBOM)
mBOM là công cụ được doanh nghiệp sử dụng để thể hiện thông tin về các bộ phận và quá trình lắp ráp, hình thành bức tranh chi tiết về mối quan hệ giữa các thành phần và kết nối giữa chúng.
Engineering Bill of Materials (eBOM)
eBOM tập trung vào các thành phần và vật liệu trong quá trình thiết kế. eBOM được phát triển trong giai đoạn thiết kế sản phẩm, sử dụng các công cụ như thiết kế hỗ trợ máy tính và tự động hóa thiết kế điện tử.
Single – Level Bill of Materials (Single – Level BOM)
Single – Level BOM thích hợp cho các sản phẩm có cấu trúc đơn giản không có các thành phần nhỏ. Tài liệu này liệt kê tổng số các bộ phận được sử dụng trong quá trình làm thành sản phẩm và được sắp xếp theo thứ tự số phần.
Multi – Level Bill of Materials (Multi – Level BOM)
Multi – Level BOM được sử dụng cho các sản phẩm có cấu trúc phức tạp, với các thành phần lắp ráp được chia thành nhiều cấp độ phụ. Loại BOM này gồm mỗi sản phẩm được liên kết với vật phẩm gốc. Nó cung cấp một cái nhìn chi tiết và toàn diện về cấu trúc sản phẩm.
Production Bill of Materials (Production BOM)
Production BOM (BOM sản phẩm), là nền tảng cho đơn đặt hàng sản xuất. Nó liệt kê toàn bộ thành phần và quá trình lắp ráp để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh gồm giá cả, mô tả, số lượng, và các đơn vị đo lường.
Các bước lập bảng định mức nguyên vật liệu cơ bản
Dưới đây là quy trình 5 bước cơ bản để lập Bill of materials (BOM) mà Ratraco Solutions – Đơn vị vận chuyển hàng bằng container chúng tôi đã ghi nhận được:
Bước 1: Nắm rõ nguyên liệu cần thiết tạo ra sản phẩm
Doanh nghiệp cần xác định các nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm, bao gồm các thành phần chính và phụ, số lượng và loại nguyên vật liệu cần thiết. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu về các nguyên liệu và tính chất của chúng.
Bước 2: Làm sản phẩm mẫu
Sau khi đã xác định được các nguyên liệu cần thiết, cần phải sản xuất một sản phẩm mẫu để đánh giá tính chất và chất lượng của sản phẩm. Qua đó, có thể đưa ra các điều chỉnh và sửa đổi để tối ưu hóa sản phẩm:
- Xác định mục đích của việc tạo sản phẩm mẫu.
- Xác định thông số cụ thể của nguyên vật liệu cần cho một sản phẩm.
Bước 3: Phân tích các tác động gây hao hụt nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất
Cần phân tích các tác động gây hao hụt này và tìm cách giảm thiểu tối đa để đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm chi phí trong sản xuất:
- Xem xét tác động từ ngoại cảnh (giá cả, thị trường, môi trường).
- Xem xét tác động từ quá trình sản xuất (chất lượng máy móc, kỹ thuật, công suất).
Bước 4: Tính toán các trường hợp sản phẩm lỗi hỏng
Bước này cần tính toán số lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất lại sản phẩm lỗi. Doanh nghiệp cần xem xét đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tối đa lượng nguyên vật liệu bị lãng phí trong quá trình sản xuất lại.
Bước 5: Tính toán giá trị nguyên vật liệu để sản xuất
Tính toán giá trị của các nguyên vật liệu đã sử dụng để sản xuất sản phẩm. Việc tính toán này giúp đánh giá chi phí sản xuất và đưa ra dự trù hợp lý cho các trường hợp biến động giá cả.
Bill of materials là gì, ý nghĩa và các bước thiết lập định mức nguyên vật liệu đã được giải đáp. Có thể nói, Bill of materials là “chìa khóa” để mỗi Nhà máy dễ quản lý vòng đời sản phẩm cũng như trong quá trình phát triển sản phẩm mới. Hãy tiếp tục cập nhật các tin bài khác của Ratraco Solutions để cập nhật kiến thức hữu ích cho hoạt động SX – KD của đơn vị mình.