CBM là gì? Cách quy đổi và tính CBM trong xuất nhập khẩu

CBM là đơn vị đo lường rất phổ biến trong vận tải hàng hóa đường biển, đường hàng không và đường bộ. Nhờ vào đơn vị này mà các Đơn vị vận chuyển có thể sắp xếp các loại hàng hóa có tính chất khác nhau một cách tối ưu nhất và giảm thiểu tình trạng lỗ. Song không phải ai cũng nắm rõ cách tính CBM cũng như cách quy đổi CBM trong xuất nhập khẩu hàng hóa như thế nào. Do đó trong khuôn khổ bài viết sau, RatracoSolutions Logistics sẽ tổng hợp những kiến thức chuyên ngành chuẩn xác để làm rõ khái niệm CBM là gì? Có vai trò gì? Cách sử dụng, tính toán quy đổi ra sao tương ứng với từng phương thức vận chuyển hàng hóa liên quan.

CBM là đơn vị gì? Một container chứa bao nhiêu CBM?

CBM là gì?

CBM là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh “Cubic Meter” hay chúng ta vẫn gọi nhanh là mét khối (m3), CBM được sử dụng để đo khối lượng, kích thước của gói hàng từ đó Nhà vận chuyển áp dụng để tính chi phí vận chuyển. Nhà vận chuyển có thể quy đổi CBM (m3) sang trọng lượng (kg) để áp dụng đơn giá vận chuyển cho các mặt hàng nặng hay nhẹ khác nhau. CBM là ký hiệu thường thấy trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu, gặp rất nhiều ở vận chuyển đường bộ, hàng không, đường thủy. Công ty vận tải giao nhận hàng hóa sử dụng CBM để tính giá cước vận chuyển hàng.

CBM là gì? Cách quy đổi và tính CBM trong xuất nhập khẩu
CBM là viết tắt của cụm từ “Cubic Meter” sử dụng để thực hiện việc đo lường khối lượng hàng hóa trong vận chuyển đường hàng không, đường bộ và đường biển.

Một container chứa được bao nhiêu CBM?

Sức chứa tối đa của một container có thể chứa bao nhiêu CBM? Bạn tham khảo bảng thống kê chi tiết sau:

Loại container Chiều dài Chiều rộng Chiều cao Sức chứa Tối đa
Container 20 feet 589 cm 234 cm 238 cm 26-28 CBM 33 CBM
Container 40 feet 1200 cm 234 cm 238 cm 56-58 CBM 66 CBM
Container 40 feet HC 1200 cm 234 cm 269 cm 60-68 CBM 72 CBM
Container 45 feet HC 1251 cm 245 cm 269 cm 72-78 CBM 86 CBM

Ví dụ áp dụng công thức tính CBM, số khối cho lô hàng

Giám đốc Công ty nguyên liệu thực phẩm A có lô hàng bột làm bánh; khuôn làm bánh muốn gửi kiện hàng này đi Thổ Nhĩ Kỳ từ TPHCM (Việt Nam). Kiện hàng gồm 15 kiện, mỗi kiện có kích thước dài, rộng, cao lần lượt là 2,6 m – 1,9m – 2,1 m. Trọng lượng mỗi kiện là 275kg. Ở đây, Nhà vận chuyển sẽ bắt đầu tính số khối CBM theo công thức (Dài x rộng x cao) x số lượng = (2,6 x 1,9 x 2,1) x 15 = 155.61 khối (155.61 CBM). Giả dụ đơn giá là 100 USD/CBM thì lô hàng đó chi phí là 100 x 155.61 = 15561 USD.

CBM có vai trò như thế nào?

Vai trò của CBM là gì? Tại sao lại sử dụng đại lượng này chứ không dùng Kg như bình thường vẫn hay sử dụng. Vai trò của CBM được thể hiện cụ thể như sau:

  • Thứ nhất: Là một đại lượng dùng để đo hàng hóa trong việc chuyển chuyển trong nước hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa ra vào nước ta hiện nay và nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Đây là đại lượng được sử dụng để đo khối lượng hàng hóa vận chuyển với nhiều phương thức khác nhau từ đường bộ, đường thủy cho đến đường hàng không;
  • Thứ hai: Là đại lượng được dùng để đo chính xác khối lượng hàng hóa, từ đó tạo cơ sở để tính toán cho giá cước vận chuyển hàng hóa hiện nay trên thị trường của nhiều liên doanh vận tải, liên doanh xuất nhập khẩu khác nhau;
  • Thứ ba: CBM giúp cho quá trình sắp xếp và tính toán phương tiện vận chuyển được tốt nhất, và thực hiện việc sắp xếp vị trí hàng hóa được khoa học để không bị quá rộng hoặc quá trọng tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển hiện nay.

Sau khi tìm hiểu xong vai trò của CBM, Ratraco Solutions xin gửi đến quý khách cách tính và sử dụng CBM trong thực tế sẽ diễn ra như thế nào ở phần thông tin kế tiếp.

>>Xem thêm: Sku sản phẩm là gì?

Cách quy đổi và tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Sau khi bạn đã nắm được CBM là gì thì việc cập nhật cách quy đổi, cách tính CBM trong xuất nhập khẩu cũng rất cần thiết. Cụ thể, RATRACO SOLUTIONS xin chia sẻ về cách quy đổi và cách tính chuẩn xác như sau:

Tại sao cần quy đổi CBM sang KG?

Quy đổi từ CBM sang kg cho hàng hóa trong xuất nhập khẩu là để giúp Nhà vận chuyển tính toán được chi phí vận chuyển một cách hợp lý nhất cho mọi mặt hàng. Với quy đổi chung từ cbm sang kg thì khi vận chuyển cho các lô hàng từ 2 loại trở lên thì bạn sẽ không bị lỗ.

Chẳng hạn, bạn cần vận chuyển bỉm, tã, giấy ăn khô,…những mặt hàng này thường cồng kềnh chiếm diện tích nhưng trọng lượng ít. Còn các loại mặt hàng chiếm trọng lượng như đồ sứ, cốc chén thủy tinh, máy móc,…Do đó, Nhà vận chuyển thường quy đổi từ cbm ra kg. Sau đó, so sánh giữa 2 đơn vị đo là cân nặng theo kích thước (trọng lượng đã quy đổi) và trọng lượng thực tế để xem đơn vị nào cao hơn sẽ dùng để tính phí vận chuyển.

Tùy theo phương tiện vận chuyển mà CBM cũng có cách quy đổi riêng. Tỷ lệ quy đổi đường hàng không, đường bộ, đường biển cụ thể như sau:

Phương Tiện 1 CBM/Kg
Đường Hàng Không 167 kg
Đường Bộ 333 kg
Đường Biển 1000 kg

* Ví dụ về cách áp dụng tỷ lệ quy đổi CBM sang kg

Lần này, Công ty A muốn vận chuyển vật liệu Nhà bếp chuyên dụng đi Thái Lan qua Dịch vụ vận chuyển bằng xe tải liên vận, đường bộ.

  • 8 kiện hàng với kích thước lần lượt theo thứ tự dài – rộng – cao: 4m – 1m – 0,2 m
  • Trọng lượng mỗi kiện là 1,6 tấn.

Lần này chi phí vận chuyển tính như sau:

  • Dài x rộng x cao x số kiện = 4 x 1 x 0,2 x 8 = 6.4 CBM
  • Trọng lượng (kg) x số kiện = 1,600 x 8 = 12,800 kg.

Đầu tiên, Công ty vận chuyển vẫn sẽ tính số CBM, tiếp theo sẽ tính tới số kg. Để biết lô hàng này được tính theo giá hàng nặng (tính theo trọng lượng) hay hàng nhẹ (tính theo thể tích) chúng ta bắt đầu áp dụng tỷ lệ quy đổi CBM sang kg.

Trong vận chuyển đường bộ: 6.4 CBM tương đương với 2,131.2kg (1 CBM = 333 kg). Nhưng trong thực thế lô hàng nặng 12,800 kg hơn nhiều so với 2,131.2 kg. Do đó lô hàng vật liệu của công ty A sẽ tính theo giá hàng nặng. Ví dụ Đơn giá vận chuyển là 100 USD/ tấn thì lô hàng này có chi phí: 12,8 tấn x 100 USD/tấn = 128 USD.

Cách tính CBM (cước vận chuyển hàng hóa)

* Trong vận chuyển đường bộ (Road):

Cũng giống với vận chuyển đường biển và đường hàng không cũng so sánh Trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa, nhưng Hằng số quy ước trọng lượng thể tích của đường bộ là 333kg/cbm

Ví dụ: 1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số sau:

  • Kích thước của mỗi kiện: 150cm x 120cm x 150cm
  • Trọng lượng của mỗi kiện: 500kgs/kiện.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 500Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 5.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng)

  • Thể tích của một kiện hàng = (150 x 120 x 150)/1000000 = 2,7 cbm (m3)
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 2,7 (thể tích 1 kiện hàng) = 27 cbm.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: (tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích)

  • Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường bộ: 1 CBM = 333 Kg
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 27 cbm * 333kg/cmb = 8.991 kg.

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng

  • Tổng trọng lượng của lô hàng = 5.000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 8.991 kg.

=> Trọng lượng thể tích lớn hơn(<) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 8.991 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

Điền Chiều Dài, Chiều rộng, Chiều cao của lô hàng

Số lượng của Lô hàng

  • Nếu Lô hàng có nhiều kích thước khác nhau, bạn có thể Click nút “THÊM” để thêm giá trị.

Click “QUY ĐỔI” để ra kết quả.

Ví dụ: 1 lô hàng có số lượng: 10 kiện, kích thước của mỗi kiện là: Chiều dài : 50cm, Chiều rộng 65cm, Chiều cao 50cm

  • Nếu vận chuyển đường biển xem kết quả số khối là (CBM): 1.63
  • Nếu vận chuyển đường hàng không xem kết quả là (KGS): 270.84.
CBM là gì? Cách quy đổi và tính CBM trong xuất nhập khẩu
Cách tính và quy đổi CBM cần được các Doanh nghiệp, đơn vị liên quan nắm rõ để áp dụng đúng với phương thức vận tải đường bộ, đường hàng không và đường biển.

* Trong vận chuyển đường hàng không (Air):

Tương tự với vận chuyển đường biển, trong vận chuyển đường hàng không cũng so sánh Trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn thì sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa, nhưng khác hằng số quy ước trọng lượng thể tích. Hãy theo dõi ví dụ cụ thể dưới đây để thấy sự khác biệt

Ví dụ: 1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số sau:

  • Kích thước của mỗi kiện: 50cm x 60cm x 50cm
  • Trọng lượng của mỗi kiện: 100kgs /kiện.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 100Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 1.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng)

  • Thể tích của một kiện hàng = (50 x 60 x 50)/1000000 = 0,15 cbm (m3)
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 0,15 (thể tích 1 kiện hàng) = 1,5 cbm.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: ( tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích)

  • Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường hàng không: 1 CBM = 167 Kg
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 1,5 cbm * 167kg/cmb = 250,5 kg.

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng

  • Tổng trọng lượng của lô hàng = 1.000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 250,5 kg.

=> Trọng lượng thể tích nhỏ hơn(<) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thực tế 1.000 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

* Trong vận chuyển đường biển (Sea):

So sánh trọng lượng thể tích và tổng trọng lượng lô hàng, giá trị nào lớn hơn sẽ được lấy làm giá trị tính cước phí vận chuyển hàng hóa.

Ví dụ: 1 Lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số dưới đây:

  • Kích thước của mỗi kiện: 120cm x 100cm x 150cm
  • Trọng lượng của mỗi kiện: 800kgs /kiện.

Bước 1: Tính tổng trọng lượng của lô hàng

Tổng trọng lượng của lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 800Kg (trọng lượng mỗi kiện) = 8.000 kg.

Bước 2: Tính thể tích của lô hàng: (số kiện hàng x thể tích kiện hàng)

  • Thể tích của một kiện hàng = (120 x 100 x 150)/1000000 = 1,8 cbm (m3)
  • Tổng thể tích lô hàng = 10 (số kiện hàng) x 1,8 (thể tích 1 kiện hàng) = 18 cbm.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng: ( tổng thể tích lô hàng x hằng số trọng lượng thể tích)

  • Hằng số quy ước trọng lượng thể tích trong vận chuyển đường biển: 1 CBM = 1000 Kg
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 18 cbm * 1000kg/cmb = 18.000 kg.

Bước 4: So sánh Tổng trọng lượng với Trọng lượng thể tích của Lô hàng

  • Tổng trọng lượng của lô hàng = 8.000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng = 18.000 kg.

=> Trọng lượng thể tích lớn hơn (>) trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 18.000 kg làm trọng lượng tính cước cho lô hàng.

Đơn vị nào nhận XNK, vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ, đường biển Giá rẻ, Uy tín tốt nhất?

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO là một trong những đơn vị chuyên cung cấp giải pháp lưu trữ container lạnh tự hành, cấp container lạnh chờ thu hoạch nông sản, vận chuyển container khô, vận chuyển container lạnh tự hành đi Trong nước và Quốc tế. Đặc biệt, Ratraco đang triển khai mạnh mẽ “Dịch vụ vận chuyển LIÊN VẬN QUỐC TẾ Chuyên tuyến container Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu” với giá rẻ cạnh tranh, quy trình chuyên nghiệp, nhân sự hùng hậu tận tâm, thời gian giao nhận nhanh chuẩn xác, không để khách hàng chờ đợi quá lâu cho việc nhận hàng. Dưới đây là lịch tàu hàng đường sắt các tuyến Việt Nam – Quốc tế cho quý khách nắm rõ:

LỊCH TÀU ĐƯỜNG SẮT CHẠY HÀNG LIÊN VẬN QUỐC TẾ RATRACO SOLUTIONS

* Tuyến từ Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hằng ngày

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Nanning Nan sau đó tiếp chuyển đi các tỉnh, thành phố của Trung Quốc (và ngược lại);
  • Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới.

* Tuyến từ Việt Nam – Trung Á: Khởi hành Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Alashankou – Dostyk – Almaty/Astana – sau đó tiếp chuyển đi Uzbekistan, Tajikistan, Kyzgyzstan;
  • Thời gian: 18 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

* Tuyến từ Việt Nam – Nga: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Manzhouli – Zabaykalsk – Vorsino (Moscow);
  • Thời gian: 23 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

* Tuyến từ Việt Nam – EU: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Kazakhstan – Russia – Belarus – Poland (Malaszewicze) – Germany (Duisburg/Hamburg);
  • Thời gian: 28 – 30 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

Dịch vụ kho bãi, xếp dỡ

  • Cho thuê kho bãi;
  • Bảo quản, lưu trữ hàng hóa;
  • Giao nhận và xếp dỡ hàng hóa 24/24 bằng phương tiện chuyên dùng.

Nhằm nâng cao năng lực vận tải cùng sự tiện ích trong ngành Vận tải, Logistics, chúng tôi cũng linh hoạt cung cấp Dịch vụ xuất nhập khẩu bằng đường sắt + đường bộ, Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng LCL Chính Ngạch giá rẻ. Với dịch vụ này, Ratraco sẽ hoạt động với vai trò là người gom hàng (Consolidator) gom các lô hàng lẻ (LCL) của nhiều Chủ hàng tại Kho CFS, sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng đích.

Do đó, nếu quý vị chọn bất cứ phương thức gửi hàng lẻ/hàng ghép/hàng nguyên chuyến/nguyên container đều được đáp ứng tối đa trong khả năng cho phép. Hiện tại, Dịch vụ vận chuyển container đường sắt Nội địa/Quốc tế, Ratraco bố trí các ga tác nghiệp như Ga Sóng Thần, Ga Yên Viên, Ga Đông Anh, Ga Kép – Bắc Giang,…có kho bãi rộng rãi bố trí tại TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Hà Nội, Đà Nẵng cùng trang thiết bị, phương tiện chuyên dụng hỗ trợ hiện đại tốt nhất nhằm tạo sự an tâm tin tưởng nơi chủ hàng, Doanh nghiệp.

CBM là gì? Cách quy đổi và tính CBM trong xuất nhập khẩu
Ratraco Solutions với thế mạnh về vận chuyển container đường sắt hoàn toàn có thể xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng để kịp tiến độ giao thương của Quý Doanh nghiệp với đối tác/bạn hàng.

Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt với nhiều lợi ích thiết thực

  • Giá cước vận chuyển đường sắt ít biến động so với giá xăng dầu;
  • Lịch trình tàu hàng đường sắt cố định, xuyên suốt và rõ ràng;
  • Đội ngũ nhân viên hùng hậu, giàu kinh nghiệm và tận tâm;
  • Năng lực vận tải hàng lớn, có thể vận chuyển linh hoạt, đa dạng mặt hàng;
  • Thời gian vận chuyển container khô/lạnh đường sắt nhanh chuẩn xác;
  • Cơ sở hạ tầng đường sắt đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ vận tải container hiện đại;
  • Áp dụng chính sách bồi hoàn giá trị hàng hóa theo giá thị trường (nếu lỗi do vận chuyển).

Địa điểm gom hàng hoặc giao hàng tận nơi tại các tỉnh, thành Việt Nam

  • Miền Bắc: Hà Nội; Lào Cai; Yên Bái; Điện Biên; Hòa Bình; Lai Châu; Sơn La; Hà Giang; Cao Bằng; Bắc Kạn; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Phú Thọ; Bắc Giang; Quảng Ninh; Bắc Ninh; Hà Nam; Hải Dương; Hải Phòng; Hưng Yên; Nam Định; Ninh Bình; Thái Bình; Vĩnh Phúc;
  • Miền Trung: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận;
  • Miền Nam: TPHCM; Đồng Nai; Bình Phước; Bình Dương; Tây Ninh; Long An; Bà Rịa- Vũng Tàu; Đồng Tháp; Tiền Giang; An Giang; Bến Tre; Vĩnh Long; Trà Vinh; Hậu Giang; Kiên Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau; Cần Thơ;
  • Khu vực Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk ; Đăk Nông; Lâm Đồng;
  • Hoặc giao tại các KCN lớn ở Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Cộng Hoà, Đông Anh, Sóc Sơn, Long Khánh, Dầu Giây, Tân Thành, Tàu thủy Soài Rạp, Khai Quang Vĩnh Phúc, Gián Khẩu, KCN Thạnh Đức, KCN Sông Công 2, KCN Bắc Đồng Phú, KCN Thuận Yên,…và các Khu chế xuất, Cụm Công nghiệp tiềm năng trải dài từ Bắc chí Nam.

Quy trình vận chuyển hàng hóa nguyên container đường sắt

  • Bước 1: Khách hàng phát sinh nhu cầu và lựa chọn Đơn vị vận chuyển đường sắt Ratraco Solutions;
  • Bước 2: Khách hàng cung cấp thông tin về lô hàng, nhận báo giá và tiến hành đàm phán giá cước vận chuyển với Ratraco Solutions;
  • Bước 3: Ký kết hợp đồng và khách hàng chuẩn bị hàng hóa, các giấy tờ liên quan để cung cấp cho Ratraco Solutions;
  • Bước 4: Ratraco Solutions kết hợp phương thức vận chuyển đường sắt + bộ vận chuyển hàng hóa theo nhu cầu của khách hàng đến tận kho;
  • Bước 5: Khách hàng kiểm tra hàng hóa và ký biên bản giao nhận giữa 2 bên;
  • Bước 6: Khách hàng tiến hành thanh toán cước vận chuyển cho Ratraco Solutions.

Như vậy, Ratraco Solutions đã giải đáp thắc mắc mà nhiều Cá nhân, DN quan tâm đó là CBM là gì, cách quy đổi và tính CBM trong xuất nhập khẩu hàng hóa ra sao?…Nhìn chung, CBM là một đơn vị tính khá thông dụng trong vận chuyển hàng hóa (đường bộ, đường biển, đường hàng không). Vậy nên, nếu Quý khách hàng đang gặp phải bất cứ vướng mắc nào liên quan tới Cubic Meter hay chưa có kinh nghiệm chuyên môn trong vấn đề tính toán chi phí vận chuyển nên lưu lại bài chia sẻ trên và vận dụng khi cần. Ngoài ra, khi có nhu cầu sử dụng Dịch vụ vận chuyển container đường sắt, vận chuyển hàng LCL Chính Ngạch đường biển, vận chuyển hàng hóa bằng container đường bộ,…liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Bài viết này có hữu ích với bạn không?

Chọn số sao để bình chọn cho bài viết này!

Điểm trung bình / 5. Tổng lượt vote:

Hãy là người đầu tiên bình chọn cho bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ