Handling Fee là gì? Handling Fee và THC Fee có gì khác, giống nhau?

Trong ngành vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, phí handling hay còn gọi là Handling Fee là một loại phí được quy định bởi hãng tàu hoặc Đơn vị Forwarder. Tuy nhiên với những người mới làm tham gia vào lĩnh vực này sẽ khá lúng túng trước thuật ngữ handling fee là gì, giữa handling fee và THC fee có điểm gì giống/khác nhau và liệu có nên gộp Handling Fee vào phí vận tải biển hay không? Câu trả lời sẽ được Ratraco Solutions giải đáp sau đây, cùng với đó là những điểm mạnh của Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch. Các Doanh nghiệp hoặc Cá nhân, shop kinh doanh nào đang có nhu cầu gom hàng lẻ container theo khối đi đường biển giá rẻ nên cân nhắc tìm đến.

Handling Fee là gì?

Handling fee là gì?

Handling fee hay Handling Charge là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành Logistics. Đây thực chất là một loại phí thuộc ngành xuất nhập khẩu. Hiểu theo nghĩa đơn giản thì đây là khoản phí trách nhiệm do chính hãng tàu hoặc công ty vận chuyển đặt ra để thu người gửi hàng hoặc người vận chuyển.

Hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển thu phí Handling Charge để bù đắp cho chi phí mà họ đã “take care” (chăm sóc) cho lô hàng của bạn trong quá trình vận chuyển. Nhìn chung, khoản phí này gồm các loại phí như phí giao dịch với đại lý của hãng tàu hoặc đơn vị vận chuyển, phí làm lệnh giao hàng, chi phí lập bảng kê khai hàng hóa, chứng từ liên quan để thông quan hàng hóa, chi phí khấu hao, chi phí điện thoại và một số loại phí khác.

Handling Fee là gì? Handling Fee và THC Fee có gì khác, giống nhau?
Handling fee là khoản phí trách nhiệm do hãng tàu hoặc Đơn vị vận chuyển hàng hóa đặt ra và người vận chuyển hoặc người gửi hàng phải trả.

Việc phát sinh ra phụ phí trách nhiệm là điều dễ hiểu vì trong hoạt động vận chuyển, để có thể hoàn tất hồ sơ và xử lý thông quan hàng hóa, hãng tàu và hãng vận chuyển phải tốn rất nhiều thời gian. Do đó, khó có thể đảm bảo không phát sinh phụ phí này khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Hiện nay, thay vì thu phí Handling thì các hãng tàu sẽ làm master bill. Tuy nhiên, đối với các loại hàng được chỉ định qua người giao nhận (forwarder) thì người đó bắt buộc phải thu phí trách nhiệm và được tính vào phụ phí vận tải biển. Bởi vì, hàng chỉ định người giao nhận sẽ không được hưởng hoa hồng từ phí cước tàu.

Một số phụ phí khác trong vận chuyển Quốc tế

  • D/O fee (delivery order fee): Phí lệnh giao hàng, ứng với một b/l (bill of lading) thì sẽ có phí này phí giao lệnh có trong hàng nhập từ hàng FCL (full container load), LCL (less than container load), hàng air và cả trong hàng bulk (rời). Phí này sẽ do consignee đóng đối với các incoterms (EXW, nhóm F, nhóm C, DAT) các terms còn lại sẽ do nhà xuất khẩu đóng. Phí này không chỉ là việc phát hàng một cái lệnh D/O thu tiền nó còn phải cả việc khai manifest, đi lấy lệnh (nếu có House B/L);
  • CFS fee (Container freight station fee): Phí khai thác hàng lẻ (bao gồm: bốc xếp hàng từ cont sang kho hoặc ngược lại; phí lưu kho hàng lẽ, phí quản lý kho hàng);
  • DEM/DET fee (Demurrage/Detention fee): Phí lưu bãi/cont, khi container ở trong cảng hết ngày cho phép thì sẽ phải chịu phí này, phí lưu container là việc cont được đưa về kho để đóng hàng hoặc trả hàng nhưng nằm lâu quá so với cho phép của hãng tàu thì cũng sẽ bị thu phí;
  • B/L fee (bill of lading fee): Phí phát hành vận đơn B/L, khi nhận vận chuyển hàng hóa thì nhà vận chuyển sẽ phát hành B/L. Việc phát hành bill không chỉ là việc cấp một B/L rồi thu tiền mà còn bao gồm cả việc thông báo cho đại lý đầu nước nhập về B/L, phí theo dõi đơn hàng, quản lý đơn hàng.

Handling Fee và THC Fee có gì giống, khác nhau?

Đơn vị vận chuyển container Ratraco Solutions sẽ chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa phí Handling fee với THC fee:

  • Phí handling charge nói chung sẽ được chia thành 2 loại phí là phí THC (Terminal Handling Charge) và Handling fee. Vì tên gọi có phần tương tự nhau nên hai loại phí này hay bị nhầm lẫn với nhau. Phí THC là loại phí thường gặp trong xuất nhập khẩu thì phí handling lại ít phổ biến hơn;
  • Phí THC (Terminal Handling Charge): là phụ phí xếp dỡ tại cảng (tính cả cảng nhập hàng và cảng xuất hàng). Phí sẽ được tính trên mỗi container và theo số lượng container hàng hóa của đơn vị gửi hàng nhằm mục đích chi trả cho việc xếp dỡ hàng tại cảng;
  • Cảng sẽ thu phí này từ phía những hãng tàu và các hãng tàu sẽ thu lại phí này từ phía khách hàng. Phí THC thường sẽ bao gồm 2 loại phí là: Phí xếp dỡ container hàng và phí vận chuyển container từ cầu tàu vào bãi container;
  • Hãng sẽ thu phí THC của Consignee tại cảng xếp (port of loading) đối với các điều kiện giao hàng (EXW, FCR, FAS) và thu phí của Shipper tại cảng dỡ (port of discharge) đối với các terms (DAT, DDP).
Handling Fee là gì? Handling Fee và THC Fee có gì khác, giống nhau?
Giữa phí handling fee và THC fee sẽ có một số điểm khác biệt mà các Cá nhân, đơn vị liên quan cần nắm rõ.

Từ các đặc điểm trên ta có thể thấy được phí THC khác biệt so với phí Handling. Phí THC là phí phát sinh trong quá trình làm việc tại cảng còn phí Handling fee là phí do các forwarder thu nhằm bù vào các chi phí làm thủ tục và chuyển giao hàng hóa.

>>Xem thêm: Sản xuất tinh gọn là gì?

Có nên gộp phí Handling fee vào phí vận tải biển không?

Trên thực tế người ta sẽ tách riêng handling fee và cước vận tải bởi các lý do sau:

  • Hãng tàu và đơn vị forwarder cần tách riêng cước vận và phụ phí handling nhằm dễ dàng hơn tỏng việc thống kê doanh thu, chi phí bỏ ra. Hạn chế việc bị hao tổn, hạn chế tác động của việc biến động tiền tệ. Doanh nghiệp sẽ chi trả các phụ phí này dưới đồng tiền địa phương nhưng cước vận lại được tính theo đồng đô la Mỹ;
  • Việc bóc tách hai loại cước vận và phụ phí handling nhằn tăng cạnh tranh về giá cước. Hãng tàu hay đơn vị forwarder sẽ báo cước vạn cho khách với mức giá cực kì hợp lí mà không liên quan đến các phụ phí đi kèm;
  • Đối với đơn vị chủ hàng, việc tách riêng cước vận và phụ phí sẽ giúp họ biết đươc thực tế cước phí áp dụng đối với lô hàng là bao nhiêu. Từ đó cân đối các khoản phí đóng gói hàng và chi phí phát sinh khác trong suốt quá trình vận tải.

Khi có nhu cầu gửi hàng lẻ bằng đường biển Chính Ngạch đi các nước nên chọn đơn vị Logistics nào?

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO đã và đang cung cấp ra thị trường: “Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt từ Ga Kép, Bắc Giang đi Nội địa/Quốc tế” với lịch trình tàu chạy cụ thể như sau:

  • Vận tải hàng hóa bằng đường sắt Liên vận Quốc tế trên tuyến Kép – Đồng Đăng – Bằng Tường – Nam Ninh (và ngược lại): 2 chuyến hàng/ngày.
  • Vận tải container bằng đường sắt Nội địa trên tuyến Kép – Yên Viên – Đà Nẵng – Sóng Thần (và ngược lại): 1 chuyến hàng/ngày.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions với các điểm mạnh:

  • Cơ sở hạ tầng đường sắt đầy đủ, trang thiết bị hỗ trợ vận tải container hiện đại;
  • Lịch trình tàu hàng cố định, xuyên suốt và rõ ràng;
  • Đội ngũ nhân viên hùng hậu, giàu kinh nghiệm và tận tâm;
  • Năng lực vận tải hàng lớn, có thể vận chuyển linh hoạt, đa dạng mặt hàng;
  • Giá cước vận chuyển đường sắt ít biến động so với giá xăng dầu;
  • Thời gian vận chuyển container khô/lạnh đường sắt nhanh chuẩn xác.

Song song với việc hoạt động mạnh mẽ Dịch vụ vận chuyển container đường sắt, Ratraco Solutions chúng tôi cũng cung cấp Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch giá rẻ với quy trình vận hành chuyên nghiệp, có sự kết nối chặt chẽ với các hãng tàu biển lớn có tiếng để đảm bảo “hàng đi đến nơi – về đến chốn” trong thời gian nhanh chuẩn xác.

Chúng tôi thực hiện quá trình Gom hàng LCL/Gom hàng rời/Gom hàng consol tuyến Việt – Nhật, Đức, Úc, Mỹ,…(và ngược lại) theo quy trình là vận chuyển hàng hóa khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, chúng tôi sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Quy trình gom hàng, làm hàng và vận tải hàng lẻ Chính Ngạch bằng đường biển khép kín, đem đến sự hài lòng cho mọi chủ hàng, Nhà kinh doanh hàng xuất nhập khẩu.

Handling Fee là gì? Handling Fee và THC Fee có gì khác, giống nhau?
RatracoSolutions Logistics vừa là đơn vị vận tải đường sắt chuyên nghiệp vừa là Đơn vị logistics, xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch đường biển giá rẻ an toàn.

Các phương thức vận chuyển, giao nhận hàng LCL đi các nước

  • Vận chuyển hàng lẻ từ Cảng tới Cảng;
  • Vận chuyển hàng Consol từ Cảng tới Kho;
  • Vận chuyển hàng LCL từ Kho tới Kho;
  • Vận chuyển hàng hóa tận nơi theo yêu cầu;
  • Các dịch vụ đi kèm khác tùy nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Các hãng tàu biển đã, đang và sẽ là đối tác chiến lược của Ratraco

APL, BENLINE, MA-CGM, CNC, COSCO, HIPPING, ECU LINE, EVERGREEN, EMADEPT, GRAND, HANJIN, HAPAG-LLOYD, HEUNG-A, HUBLINE, HYUNDA, NDOTRA, K-LINE, KMG, KMTC, AERSK LIN, MCC, MELL, MOL, MSC, AMSUNG, NORTH, FREIRHT, NYK, OOCL, ORIENTAL, ORIMAS, PIL, RCL, SINOKOR, INOTRANS, SITC, TS LINE, VOSA, VVMV, WANHAI, NG MIN, ZIM,…để nâng tầm dịch vụ hơn nữa ở hiện tại và tương lai.

Quy trình vận chuyển hàng lẻ Chính Ngạch đi các nước bằng đường biển

  • Bước 1: Trước tiên, Ratraco sẽ nhận hàng từ quý khách, đóng gói sau đó vận chuyển đến kho CFS;
  • Bước 2: Tại kho CFS, lô hàng được xếp vào container, niêm phong, kẹp chì rồi container sẽ được giao cho hãng chuyên chở tại kho CY;
  • Bước 3: Sau khi xếp container lên tàu, hãng sẽ chuyển chở hàng hóa đến cảng dỡ quy định;
  • Bước 4: Khi nhận được lệnh giao hàng D/O, Ratraco sẽ xuất trình cho bộ phận quản lý container ở cảng đích, nhận nguyên container và đưa về kho CFS tại nước nhập khẩu;
  • Bước 5: Sau khi người nhận hàng xuất trình được vận đơn thứ cấp HB/L cho bộ phận quản lý kho hàng CFS, người nhận hàng sẽ đưa hàng về kho của họ.

Những kiến thức cần biết về handling fee là gì, THC fee cũng như sự giống và khác nhau giữa hai loại phí này đã được Ratraco Solutions cập nhật chi tiết đầy đủ ở trên. Các chủ hàng, Doanh nghiệp, Đơn vị vận chuyển nào quan tâm tới vấn đề này nên lưu lại thông tin để hỗ trợ hiệu quả cho công việc giao thương hóa theo đường biển. Trong trường hợp quý khách cần ghép hàng với nhiều khách khác để tiết kiệm chi phí và có nhiều tờ khai hải quan riêng minh bạch, rõ ràng. Vui lòng liên hệ theo Hotline bên dưới để được tư vấn chi tiết về cách thức gửi hàng và nhận báo giá dịch vụ trọn gói tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ