Hàng LCL và hàng FCL là hàng gì? Sự khác nhau giữa hàng LCL và FCL

Khi kí kết hợp đồng dịch vụ hỗ trợ vận chuyển Container, hàng hóa, chắc chắn bạn sẽ cần phải biết rõ về thuật ngữ hàng LCL là gì, hàng LCL và FCL có gì khác nhau để biết thêm về trách nhiệm của người gửi hàng, trách nhiệm người vận chuyển cũng như trách nhiệm của người nhận hàng phù hợp với từng loại hàng đặc biệt khác nhau.

Và để giúp các cá nhân hay các đơn vị doanh nghiệp vừa & nhỏ, ngay sau đây, Ratraco Solutions xin thông tin cho bạn đọc tất tần tật những khái niệm liên quan tới 2 loại hàng FCL và LCL. Bên cạnh đó, chúng tôi còn chỉ ra những điểm giống và khác nhau cơ bản nhất giữa 2 thứ hàng này để khách hàng tiện hình dung hơn vấn đề nhé.

Hàng LCL và hàng FCL là gì?

1. Hàng FCL là hàng gì?

FCL (Full Container Load) tức có nghĩa là vận chuyển nguyên kiện Container. Theo đó, người gởi hàng sẽ có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm bốc xếp hàng hóa ra khỏi container. Thông thường, các mặt hàng như thế này là đồng nhất với nhau và nó đủ đóng gọn trong một container, đây cũng là là phương án mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hàng LCL và hàng FCL là gì? Sự khác nhau giữa hàng LCL và FCL
FCL được hiểu là sự vận chuyển nguyên kiện Container.

2. Hàng LCL là hàng gì?

LCL (Less than Container Load) là nghiệp vụ vận chuyển hàng lẻ khi người gởi hàng có một kiện hàng nhỏ để tiết kiệm chi phí cho chủ hàng sẽ đóng chung trong 1 container. Người kinh doanh sẽ đứng ra gom hàng của nhiều chủ hàng được gọi là “Consolidator”. Khác với FCL, LCL phải có trách nhiệm đóng hàng vào container cũng như dỡ hàng ra khỏi container.

Hàng LCL và hàng FCL là gì? Sự khác nhau giữa hàng LCL và FCL
LCL được hiểu là nghiệp vụ vận chuyển hàng lẻ khi người gởi hàng có kiện hàng nhỏ.

Các loại hình vận chuyển kết hợp giữa FCL/LCL và LCL/FCL

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, người ta còn kết hợp giữa gởi hàng container và hàng lẻ với 2 loại hình chính cơ bản nhất là:

  • FCL/LCL: Tức là hình thức gởi nguyên, giao lẻ
  • LCL/FCL: Tức là hình thức gởi lẻ, giao nguyên.

Trong qua trình làm kết hợp thì có sự thay đổi về trách nhiệm nhất định.

* Lấy ví dụ: FCL/LCL. Người gởi hàng và người chở hàng có trách nhiệm giống như gởi FCL. Có nghĩa là người gởi hàng phải gởi nguyên container và người vận chuyển sẽ vận chuyển nguyên container. Nhưng khi đến cảng, người vận chuyển lại có trách nhiệm như trường hợp giao LCL và người nhận hàng cũng giống như trường hợp LCL.

Hàng LCL và hàng FCL là gì? Sự khác nhau giữa hàng LCL và FCL
Quá trình vận chuyển kết hợp giữa FCL với LCL luôn có sự thay đổi nhất định về trách nhiệm.

Phân biệt sự khác nhau giữa hàng FCL và hàng LCL

Để biết được hình thức LCL và FCL có gì khác nhau, chúng ta cùng đi tìm hiểu sâu hơn về nghiệp vụ làm hàng của từng phương thức qua những phân tích đáng giá sau nhé:

1. Nghiệp vụ làm hàng FCL

Với người gửi hàng FCL, phải tuân thủ đúng theo những điều sau:

  • Thực hiện việc thuê container, sau đó lấy container tại cảng container và mang về kho để đóng hàng
  • Cung cấp thông tin đầy đủ cho hãng tàu để phía hãng tiến hành làm vận đơn
  • Đóng hàng vào container, nên cố định hàng hóa để bảo đảm tính an toàn và không xê dịch trong suốt quá trình vận chuyển
  • Tính toán hàng hóa và gắn nhãn mác, ký hiệu hàng hóa để bên nhận hàng dễ nhận biết loại sản phẩm
  • Thực hiện các thủ tục hải quan một cách nhanh chóng và chuẩn xác
  • Thanh toán các chi phí nâng hạ container tại cảng, chi phí bốc dỡ hàng hóa và các chi phí phát sinh khác (nếu có).

Với người chở hàng FCL, phải tuân thủ đúng theo những điều sau:

  • Phát hành vận đơn và bảng kê khai hàng hóa cho người gửi hàng
  • Thực hiện bốc dỡ container lên tàu và sắp xếp các container an toàn trước khi tàu bắt đầu vận chuyển
  • Dỡ container ra khỏi tàu và di chuyển lên cảng đích đến
  • Thực hiện lệnh giao hàng và giao container cho người nhận kèm theo vận đơn hợp lệ tại bãi container.
Hàng LCL và hàng FCL là gì? Sự khác nhau giữa hàng LCL và FCL
Hàng FCL cũng yêu cầu phải có những nghiệp vụ làm hàng đạt chuẩn đúng quy cách.

Với người nhận hàng FCL, phải tuân thủ đúng theo những điều sau:

  • Chuẩn bị sẵn một bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng
  • Thực hiện nhanh các thủ tục hải quan thông quan lô hàng
  • Tiến hành vận chuyển container về kho, dỡ hàng và trả container về đúng nơi quy định
  • Hoàn tất thanh toán các chi phí container, phí D/O,…

Xem thêm

2. Nghiệp vụ làm hàng LCL

Với người gửi hàng LCL, phải tuân thủ đúng theo những điều sau:

  • Đóng hàng và chở hàng đến kho CFS
  • Thực hiện các thủ tục thông quan cho lô hàng
  • Cung cấp thông tin chi tiết bill hóa đơn cho người gom hàng để làm vận đơn
  • Tiến hành xác nhận vận đơn.

Với người gom hàng LCL, phải tuân thủ đúng theo những điều sau:

  • Là người chịu trách nhiệm với khách hàng suyên suốt quá trình vận chuyển
  • Giao vận đơn cho khách hàng và khai báo thông tin hàng hóa với hải quan
  • Thông báo với khách hàng khi hàng đến cảng đích và liên hệ với bên nhận giải phóng hàng hóa cho khách hàng.

Với người vận chuyển LCL, phải tuân thủ đúng theo những điều sau:

  • Trách nhiệm của người vận chuyển LCL sẽ tương tự như hình thức FCL
Hàng LCL và hàng FCL là gì? Sự khác nhau giữa hàng LCL và FCL
Vận chuyển hàng LCL cần phải tuân thủ theo đúng quy trình nghiệp vụ.

Với người nhận hàng LCL, phải tuân thủ đúng theo những điều sau:

  • Khi nhận được thông báo hàng đã đến kho, người nhận hàng LCL sẽ thực hiện sắp xếp bộ chứng từ để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh, thực hiện các thủ tục hải quan cho lô hàng
  • Người nhận hàng lẻ không cần đóng cưới phí container.

Để vận chuyển hàng LCL và FCL, cần lưu ý cho quý khách hàng là nên lựa chọn sử dụng dịch vụ của một đơn vị uy tín, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu các thủ tục thông quan, hải quan vì trong trong suốt quá trình vận chuyển, chắc chắn sẽ có rất nhiều những thủ tục phức tạp cần được thực hiện một cách nhanh chóng, thông suốt từ A-Z. Và một gợi ý cho bạn về về Công ty Ratraco Solutions – một đơn vị vận chuyển hàng hóa quốc tế chuyên nghiệp, tin chắc sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho mọi đối tượng khách hàng là cá nhân hay tổ chức doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ.

RatracoSolutions Logistics đã vừa cập nhật nhanh chóng, chuẩn xác nhất cho bạn về định nghĩa hàng LCL là gì cũng như hàng FCL là gì?. Mong rằng, sau khi tìm đọc kĩ nội dung thông tin được cung cấp, quý khách hàng sẽ có những nhận định, quyết định thật đúng đắn cho việc nên lựa chọn một hình thức gửi hàng như thế nào để đảm bảo tính hiệu quả nhanh chóng.

Đồng thời cũng là để hiểu rõ hơn về tính chất, về quy trình vận chuyển của loại hàng FCL và hàng LCL. Về nghiệp vụ làm hàng LCL và FCL, chúng tôi cũng đã đề cập và cung cấp rõ về trách nhiệm thực hiện công việc của người gửi hàng, người gom hàng, người vận chuyển và người nhận hàng. Bạn đọc có thể tham khảo nghiên cứu thật kĩ trước để nắm rõ và nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp của chúng tôi theo thông tin email kèm số điện thoại bên dưới nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

1 những suy nghĩ trên “Hàng LCL và hàng FCL là hàng gì? Sự khác nhau giữa hàng LCL và FCL

  1. Pingback: Thùy Dung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ