Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Có phải xuất hóa đơn không?

Các sản phẩm do Doanh nghiệp sản xuất ra và đem phục vụ cho chính hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp mình được hiểu là hàng tiêu dùng nội bộ. Song nhiều người vẫn còn mơ hồ về khái niệm này nên qua bài chia sẻ sau, RatracoSolutions Logistics sẽ giải đáp thắc mắc thế nào là hàng tiêu dùng nội bộ, nội dung hóa đơn tiêu dùng nội bộ gồm những gì, phân loại ra sao,…Bạn quan tâm nên tìm đọc và nghiên cứu một vài ví dụ thực tiễn để tiện hình dung về loại hàng tiêu dùng này.

Hàng tiêu dùng nội bộ: Khái niệm và nội dung hóa đơn hàng nội bộ

Hàng tiêu dùng nội bộ là gì?

Hàng tiêu dùng nội bộ là những hàng hóa xuất kho để Doanh nghiệp tiêu dùng phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa không để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trên thực tế, hàng tiêu dùng nội bộ được hiểu là hàng hóa dùng để luân chuyển trong nội bộ đơn vị kinh doanh, như: hàng hóa xuất chuyển kho nội bộ; hàng hóa xuất vật tư, bán thành phẩm tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh của Doanh nghiệp; hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh,…

Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Có phải xuất hóa đơn không?
Hàng tiêu dùng nội bộ được hiểu như là loại hàng luân chuyển trong nội bộ, được Doanh nghiệp sản xuất ra và phục vụ cho chính đơn vị của mình.

Nội dung hóa đơn tiêu dùng nội bộ

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020, hóa đơn tiêu dùng nội bộ cần có đầy đủ nội dung bắt buộc như một hóa đơn thông thường. Cụ thể, phải đảm bảo các tiêu thức sau:

  • Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn;
  • Số hóa đơn;
  • Tên, địa chỉ, MST người bán;
  • Tên, địa chỉ, MST người mua;
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá: thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT;
  • Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá;
  • Chữ ký người bán, người mua.

* Lưu ý: Doanh nghiệp hạch toán tiêu dùng nội bộ theo quy định tại Thông tư 133 và Thông tư 200 như sau:

  • Nợ TK 154, 211, 241, 242, 641, 642,…tùy từng bộ phận và mục đích sử dụng.
  • Có TK 155, 156,…: Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hóa.

Phân loại hàng tiêu dùng nội bộ theo mục đích và phương thức sử dụng

Hàng tiêu dùng nội bộ phân loại theo mục đích sử dụng

Phân loại theo mục đích sử dụng, bao gồm:

  • Hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Hàng tiêu dùng nội bộ không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hàng tiêu dùng nội bộ phân loại theo phương thức sử dụng

Phân loại theo phương thức sử dụng, bao gồm:

  • Tiêu dùng nội bộ: Là sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ, thành phẩm (hay bán thành phẩm) trong nội bộ là khâu tiêu dùng.

* Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất máy tính hoặc mua máy tính về để tiêu thụ, máy tính là hàng tồn kho (thành phẩm hoặc hàng hóa), doanh nghiệp xuất máy tính lắp đặt tại các phòng ban phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoặc doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai và xuất nước đóng chai sử dụng cho hội nghị khách hàng. 

  • Luân chuyển nội bộ: Là việc sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ, thành phẩm (hoặc bán thành phẩm) để làm vật tư đầu vào cho một quá trình sản xuất thành phẩm tiếp theo, hoặc đơn thuần là chuyển kho giữa các đơn vị trong doanh nghiệp.

* Ví dụ: Nhà máy lắp ráp ô tô có sản xuất cả các bộ phận khác của ô tô (ví dụ như lốp, ắc quy) thì nếu sử dụng lốp, ắc quy để lắp ráp ô tô thì đây là quá trình luân chuyển nội bộ vì lốp, ắc quy là vật tư đầu vào để lắp ráp ô tô.

Khái niệm luân chuyển nội bộ thường được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ về điều chuyển vật tư, sản phẩm, hàng hóa giữa các đơn vị trong một doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên góc độ kế toán, có thể tham khảo Điều 8 – Chương I về Quy định chung tại Thông tư 200 về Chế độ Kế toán doanh nghiệp.

Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Có phải xuất hóa đơn không?
Tùy theo mục đích và phương thức sử dụng mà sẽ có các loại hàng tiêu dùng nội bộ tương ứng khác nhau trong mỗi Đơn vị, Doanh nghiệp.
  • Luân chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các khâu trong nội bộ về bản chất tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ, doanh nghiệp có cơ sở dệt tại Hà Nam, dệt vải; vải luân chuyển sang cơ sở may tại Hưng Yên – Đây là quá trình luân chuyển nội bộ.
  • Luân chuyển nội bộ không tạo ra giá trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (xuất chuyển kho nội bộ). Ví dụ: Luân chuyển hàng hóa giữa các kho tại các trung tâm điện máy của doanh nghiệp.

* Lưu ý: Trong quá trình phát sinh việc luân chuyển nội bộ hàng hóa giữa các đơn vị trong một DN thì cần lưu ý vấn đề tổ chức bộ máy kế toán và phân cấp hạch toán, phân cấp quản lý kinh tế giữa các đơn vị với nhau. Những nội dung này ngoài việc ảnh hưởng tới phương pháp kế toán hàng hóa tiêu dùng nội bộ còn tác động tới nghĩa vụ kê khai và nộp các khoản thuế liên quan phát sinh từ giao dịch.

>>Xem thêm: Hóa đơn trực tiếp là gì?

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn và kê khai thuế không?

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn và kê khai thuế giá trị gia tăng hay không là thắc mắc của nhiều Tư nhân, Tổ chức, Doanh nghiệp. Sau đây, Ratraco Solutions – Đơn vị vận chuyển hàng bằng container với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, xuất trình vận đơn, xuất hóa đơn hàng hóa,…sẽ giải đáp nhanh cho quý bạn đọc:

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?

Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất Hóa đơn tiêu dùng nội bộ, trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó:

Hàng hóa tiêu dùng nội bộ là những hàng hóa do công ty sản xuất được sử dụng cho các hoạt động nội bộ có thể phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không. Còn hàng hóa luân chuyển nội bộ được hiểu là hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh/hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất/cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:

1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

=> Tóm lại có thể khẳng định, trừ trường hợp Hàng hóa, Dịch vụ luân chuyển nội bộ không phải lập hóa đơn còn các trường hợp tiêu dùng nội bộ khác đều phải lập hóa đơn.

Hàng tiêu dùng nội bộ có phải kê khai thuế không?

Tùy mục đích sử dụng của hàng hóa đó, nếu phục vụ sản xuất, kinh doanh thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng và ngược lại. Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.

Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.

[…]

Tùy mục đích sử dụng của hàng hóa đó, mà xác định hàng hóa tiêu dùng nội bộ đó có phải tính thuế hay không, cụ thể:

  • Đối với trường hợp xuất tiêu dùng nội bộ không phục vụ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải kê khai, tính thuế GTGT theo giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm tiêu dùng nội bộ.
  • Đối với trường hợp xuất tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không phải kê khai, tính thuế GTGT.
Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Có phải xuất hóa đơn không?
Hàng tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn còn việc nộp thuế hay không phụ thuộc vào mục đích sử dụng hàng hóa đó ra sao.

* Ví dụ 1:

Công ty Y là doanh nghiệp sản xuất nước uống đóng chai, giá chưa có thuế GTGT 1 chai nước đóng chai trên thị trường là 4.000 đồng. Công ty Y xuất ra 300 chai nước đóng chai phục vụ cho chuyến tham quan của con em Công ty thì Công ty Y phải kê khai, tính thuế GTGT đối với 300 chai nước xuất dùng không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nêu trên với giá tính thuế là 4.000 x 300 = 1.200.000 đồng.

* Ví dụ 2:

Đơn vị A là doanh nghiệp sản xuất quạt điện, dùng 50 sản phẩm quạt lắp vào các phân xưởng sản xuất, giá bán (chưa có thuế GTGT) của loại quạt này là 1.000.000 đồng/chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%. Giá tính thuế GTGT là 1.000.000 x 50 = 50.000.000 đồng. Đơn vị A lập hóa đơn GTGT ghi giá tính thuế GTGT là 50.000.000 đồng, thuế GTGT là 5.000.000 đồng. Đơn vị A được kê khai, khấu trừ thuế đối với hóa đơn xuất tiêu dùng nội bộ.

* Lưu ý: Riêng ngành vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định về đối tượng và mức kiểm soát với hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO tự hào là một trong những là đơn vị chuyên cung cấp giải pháp lưu trữ container lạnh tự hành, cấp container lạnh chờ thu hoạch nông sản, vận chuyển container khô, vận chuyển container lạnh tự hành đi Trong nước và Quốc tế Chuyên nghiệp – Uy tín – An toàn – Giá cạnh tranh được nhiều khách hàng Cá nhân, Doanh nghiệp xuất nhập khẩu tín nhiệm lựa chọn.

Đối với Dịch vụ vận chuyển hàng bằng container đường sắt Liên vận quốc tế, Ratraco hiện tiếp nhận chuyển hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL), hàng Thương mại điện tử (E – commerce), hàng thực phẩm, trái cây bằng RF container với phương thức đi từ Ga – Ga, Ga – Kho, Kho – Kho. Đặc biệt thực hiện Chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu. Cơ sở hạ tầng đường sắt chuyên biệt, hiện đại; có kho bãi, có kinh nghiệm nghiệp vụ hải quan; có thiết bị chuyên dụng hỗ trợ cẩu/gắp hàng,…tự tin đáp ứng mọi yêu cầu của Quý khách hàng gần xa.

Những kiến thức cần biết về hàng tiêu dùng nội bộ là gì, nội dung gồm những gì, phân loại ra sao cũng như hóa đơn tiêu dùng nội bộ có cần xuất hay kê khai thuế không đã được Ratraco Solutions giải đáp. Hi vọng thông tin trên sẽ hỗ trợ hiệu quả cho mọi Doanh nghiệp, Tư nhân trong quá trình sản xuất – kinh doanh, quản lý kho hàng,…Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline bên dưới để được giải đáp và nhận báo giá Dịch vụ vận chuyển container Nội địa/Quốc tế khi có nhu cầu.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ