Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không?

Khai sai xuất xứ hàng nhập khẩu dù vô tình hay cố ý đều bị xét là hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức hiện vẫn chưa nắm rõ các mức xử phạt tương ứng cho từng trường hợp vi phạm trong khai báo C/O. Ratraco Solutions sẽ giải đáp về việc khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt hay không, mức xử phạt ra sao, hàng viện trợ nếu khai sai có bị phạt không để các đơn vị liên quan ghi nhớ nhằm tránh sai phạm không đáng có trong quá trình nhập hàng.

Khái niệm xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Xuất xứ hàng hóa (từ tiếng Anh: Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước: Nhập khẩu và xuất khẩu (hiểu nôm na rằng là đó không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất rõ ràng).

Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không?
Xuất xứ hàng nhập khẩu là chứng từ công nhận nơi sản xuất, chế biến hàng hóa đó và cần xuất trình đề chứng minh lô hàng, kiện hàng đó có nguồn gốc rõ ràng.

Nếu bạn là chủ hàng nhập khẩu, yếu tố quan trọng nhất là C/O hợp lệ sẽ giúp hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Có thể chênh lệch vài % đến vài chục %, giảm lượng lớn số tiền thuế. Vì vậy, khi làm Thủ tục Hải quan cho các lô hàng có khai kèm C/O, bạn cần hết sức lưu ý để tránh những lỗi không đáng có. (Về Form của C/O, dấu, chữ ký, các thông tin liên quan đến hàng hóa,…).

Xét về mặt quản lý Nhà nước, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có một số vai trò liên quan đến chính sách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch,…

C/O riêng Việt Nam với các nước nhập khẩu, xuất khẩu gồm:

  • C/O Form VC (Việt Nam – Chile);
  • C/O Form S (Việt Nam – Lào);
  • C/O Form GSTP: hàng xuất khẩu sang các nước tham gia hệ thống ưu đãi thương mại toàn cầu (GSTP);
  • C/O Form ICO. cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế giới (ICO);
  • C/O Form Textile (gọi tắt là form T) cấp cho hàng dệt may xuất khẩu sang EU theo hiệp định dệt may Việt Nam – EU;
  • C/O Form Mexico: (gọi là Anexo III) cấp cho hàng dệt may, giày dép xuất khẩu sang Mexico theo quy định của Mexico;
  • C/O Form Venezuela: cấp cho hàng xuất khẩu sang Venezuela theo quy định của Venezuela;
  • C/O Form Peru: cấp cho hàng giày dép xuất khẩu sang Peru theo quy định của Peru.

Hướng dẫn cách khai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu

Theo Công văn 1523/BTC-TCHQ của Bộ tài chính ngày 18/02/2021 về việc ghi xuất xứ trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu. Cách ghi xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan xuất khẩu, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về xuất xứ được thực hiện như sau:

Những hàng hóa xuất khẩu đã đáp ứng các tiêu chí xuất xứ Việt Nam được quy định tại Nghị định 31/2018/NĐ-CP, Thông tư 05/2018/TT-BCT và các Thông tư hướng dẫn xuất xứ hàng hóa theo các Hiệp định thương mại tự do. Khi khai hải quan, người khai sẽ khai như sau:

Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai xuất khẩu, người khai hải quan được khai xuất xứ Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm 2.69 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC). Cụ thể: khai mã nước xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu theo quy tắc: “mô tả hàng hóa#&VN”:

  • Nếu hàng hóa xuất khẩu chỉ thực hiện một số công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến tại Việt Nam, không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo các quy định tại các thông tư, nghị định trên thì trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan không được khai xuất xứ Việt Nam. Tại ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu người khai hải quan khai theo cấu trúc: “mô tả hàng hóa#&KXĐ”.
  • Hàng hóa xuất khẩu có xuất xứ từ nước khác, không phải xuất xứ Việt Nam thì tại ô “mô tả háng hóa” trên tờ khai hải quan xuất khẩu, người khai hải quan khai theo cấu trúc: mô tả hàng hóa#& (ghi mã nước xuất xứ của hàng hóa).

Trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa là hành vi kê khai sai nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Với những trường hợp này đều sẽ bị xét là hành vi vi phạm pháp luật. Gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho hoạt động kinh doanh thương mại, sử dụng sản phẩm của người dân và công tác quản lý của Nhà nước.

Khai sai xuất xứ hàng nhập khẩu có bị phạt không, mức phạt bao nhiêu?

Trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt gì không và mức phạt bao nhiêu? Căn cứ theo Điều 7 của Nghị định số 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 45/2016/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về khai hải quan sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng nếu có hành vi không khai hoặc là có khai nhưng khai sai so với thực tế về chủng loại, tên hàng, khối lượng, chất lượng, xuất xứ, trị giá của hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng nếu có hành vi không khai hoặc là có khai nhưng khai sai so với thực tế về chủng loại, tên hàng, khối lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ của hàng hóa thuộc vào một trong những trường hợp sau:

  • Hàng hóa từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc là từ khu phi thuế quan ra nước ngoài;
  • Hàng chuyển khẩu, quá cảnh, hàng từ nước ngoài vào cảng trung chuyển hoặc là từ cảng trung chuyển ra nước ngoài;
  • Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy ở trong khu phi thuế quan.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng nếu có hành vi không khai hoặc là có khai nhưng khai sai so với thực tế về chủng loại, tên hàng, chất lượng, số lượng, xuất xứ, trị giá đối với hàng hóa mà nhập khẩu, xuất khẩu thuộc đối tượng được miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định pháp luật.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, người có hành vi khai sai xuất xứ hàng hóa sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng cho đến 5.000.000 đồng, căn cứ tùy vào tính chất cũng như mức độ vi phạm. Tuy nhiên, cần lưu ý về việc xử phạt hành chính đối với người có hành vi khai sai về xuất xứ hàng hóa sẽ thay đổi kể từ ngày 10/12/2020 (tức là ngày mà Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có hiệu lực).

Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không?
Khai báo xuất xứ hàng nhập khẩu là BẮT BUỘC nên việc khai sai sẽ phải chịu những mức phạt tương ứng với từng trường hợp.

Căn cứ theo Điều 8 của Nghị định số 128/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định về hải quan. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng nếu có một trong những hành vi vi phạm sau:

  • Khai sai so với thực tế về lượng (đối với tang vật thu được có trị giá trên 10.000.000 đồng), chủng loại, tên hàng, xuất xứ của hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, hàng viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Khai sai so với thực tế về lượng (đối với tang vật thu được có trị giá trên 10.000.000 đồng), chủng loại, tên hàng, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc vào đối tượng chịu thuế nhưng không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, trừ trường hợp trên và các trường hợp bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng của Điều này;
  • Nếu có một trong những hành vi trên đây mà người khai hải quan tự phát hiện ra và thực hiện khai bổ sung quá thời hạn quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 4.000.000 đồng nếu có hành vi khai sai so với thực tế về lượng (đối với tang vật thu được có trị giá trên 10.000.000 đồng), chủng loại, tên hàng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa và thuộc vào một trong các trường hợp:

  • Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh, hóa hóa trung chuyển;
  • Hàng hóa sử dụng, tiêu hủy ở trong khu phi thuế quan;
  • Nếu có một trong những hành vi trên đây mà người khai hải quan tự phát hiện ra và thực hiện khai bổ sung quá thời hạn quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng nếu có hành vi khai sai so với thực tế về lượng (đối với tang vật thu được có trị giá trên 10.000.000 đồng), chủng loại, tên hàng, chất lượng, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu thuộc vào đối tượng được miễn thuế, đối tượng không chịu thuế theo quy định pháp luật. Người có hành vi vi phạm này nếu tự phát hiện ra và thực hiện khai bổ sung quá thời hạn quy định thì sẽ bị phạt tiền từ 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng.

>>Xem thêm: Hàng tạm nhập tái xuất là gì?

Hàng viện trợ nhân đạo nếu khai sai xuất xứ sẽ bị xử lý thế nào?

Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu sẽ bị xử phạt, còn đối với hàng viện trợ nhân đạo thì sao? Căn cứ khoản 6, khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  • Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
  • Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều này;

Không khai trên tờ khai hải quan mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán theo quy định của pháp luật hải quan mà không ảnh hưởng đến trị giá hải quan. Vi phạm quy định về khai hải quan tại Điều này mà người khai hải quan tự phát hiện và khai bổ sung quá thời hạn quy định thì bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng – 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
  • Phạt tiền từ 2.500.000 đồng – 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có bị phạt không?
Nếu là hàng viện trợ khai sai số lượng, chất lượng, xuất xứ hàng hóa cũng phải áp dụng các mức phạt theo quy định hiện hành.

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 128/2020/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức khi vi phạm sẽ bị xử phạt như sau:

  • Đối với tổ chức có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng – 2.000.000 đồng;
  • Đối với cá nhân có hành vi khai hải quan sai so với thực tế về xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng – 1.000.000 đồng (do mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ mức phạt tiền đối với tổ chức, căn cứ tại điểm a khoản 3 Điều 5 Nghị định 128/2020/NĐ-CP).

Đơn vị vận chuyển container đường sắt Ratraco Solutions nhận tư vấn và cung cấp dịch vụ khác liên quan như:

  • Phân tích phân loại hàng hóa;
  • Dịch vụ xin chứng nhận xuất xứ (Certificate Of Origin – C/O);
  • Dịch vụ xin giấy chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy;
  • Dịch vụ xin công bố mỹ phẩm;
  • Dịch vụ xin công bố thực phẩm thông thường;
  • Dịch vụ xin giấy phép các bộ ngành;
  • Dịch vụ kiểm dịch thực vật/động vật;
  • Dịch vụ kiểm tra chất lượng, giám định hàng hóa;
  • Dịch vụ kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Dịch vụ hun trùng.

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho trường hợp khai sai xuất xứ hàng hóa nhập khẩu có phải chịu phạt hay không và mức phạt là bao nhiêu. Qua đây, các Tổ chức, Doanh nghiệp, Tư nhân cũng biết cách khai xuất xứ hàng nhập khẩu sao cho đúng để hạn chế mọi sai phạm và phải chịu nộp phạt trong quá trình kinh doanh, giao thương. Liên hệ ngay Hotline bên dưới khi bạn có nhu cầu sử dụng Dịch vụ khai báo hải quan trọn gói giá rẻ tại RatracoSolutions Logistics.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ