Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Được quy định ra sao?

Tại Việt Nam hiện nay, hình thức tạm nhập tái xuất hàng hóa ngày càng phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa nắm rõ và hiểu đúng thuật ngữ này. Trong khuôn khổ bài viết sau, RatracoSolutions Logistics chúng tôi sẽ tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để làm rõ thuật ngữ tạm nhập tái xuất là gì, hàng tạm nhập tái xuất là gì và có những quy định gì đối với mặt hàng tạm nhập tái xuất này.

Hàng hóa tạm nhập tái xuất: Khái niệm, các hình thức và ưu nhược điểm

Khái niệm tạm nhập, tái xuất

Tạm nhập tái xuất là gì? Tạm nhập, tái xuất là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.

Một số các mặt hàng tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam như máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.

Tạm nhập hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Viêt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.

Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.

Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Được quy định ra sao?
Tạm nhập, tái xuất được hiểu là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn vào lãnh thổ Việt Nam và sau đó sẽ được xuất khẩu sang một quốc gia khác.

Các hình thức tạm nhập, tái xuất hiện nay

Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, tổng cộng có 5 hình thức như sau:

  • Tạm nhập tái xuất dựa theo hình thức kinh doanh;
  • Tạm nhập tái xuất dựa theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn;
  • Tạm nhập tái xuất để mục đích tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài
  • Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;
  • Tạm nhập tái xuất sản phẩm với hình thức nhân đạo và mục đích khác.

* Lấy ví dụ: Với lý do điều kiện máy móc, thiết bị và dụng vụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước. Vì vấn đề này nên có một số tổ chức nước ngoài muốn giúp đỡ Việt Nam nên đã đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất. Sau khi hoàn thành được mục đích nhân đạo khám chữa bệnh, sẽ tái xuất các máy móc, thiết bị lại nước đã hỗ trợ”.

Ưu nhược điểm của tạm nhập tái xuất

Hình thức tạm nhập, tái xuất có những ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm của tạm nhập tái xuất

  • Giúp doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế. Hỗ trợ nâng cao năng lực giao nhận, vận tải của các DN Việt Nam ở thị trường quốc tế;
  • Thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ có liên quan như hậu cần, bốc xếp, kho bãi, vận tải đường thủy, đường bộ, bảo hiểm,…giúp thu được phí và tạo việc làm cho nhiều người;
  • Nâng cao hội nhập kinh tế với nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.

Nhược điểm của tạm nhập tái xuất

  • Thời hạn tái xuất tại Việt Nam là 60 ngày nên dễ gây ra sự chèn ép về thủ tục, cũng như về giá của bên nhập khẩu hàng tái xuất đối với các doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về giá, do hợp đồng bán có thể phát sinh trước hợp đồng mua;
  • Các rủi ro liên quan đến việc hàng hóa không đúng với khai báo, hàng hóa không thể tái xuất xử lý, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường,…

Những quy định liên quan đến hàng hóa tạm nhập, tái xuất

Quy định đối với hàng tạm nhập tái xuất là gì sẽ được Đơn vị vận chuyển container đường sắt RATRACO SOLUTIONS giải đáp như sau:

Quy định về giấy phép tạm nhập tái xuất tại Việt Nam

Đối với danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thì bắt buộc phải có giấy phép tạm xuất tái nhập được cấp theo trình tự, thủ tục luật định. Cụ thể, căn cứ vào Điều 17 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định liên quan đến giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa như sau:

1. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định sau:

a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.

b) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

2. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

3. Trường hợp hàng hóa không còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành, việc tạm xuất, tái nhập ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa thực hiện theo quy định sau:

a) Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.

b) Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng; linh kiện, phụ tùng đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu không được phép tạm xuất ra nước ngoài để bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa.

c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm xuất, tái nhập tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

4. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

Riêng hàng hóa cấm xuất khẩu chỉ được tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài khi được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.

5. Việc đưa di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm, nghiên cứu hoặc bảo quản thực hiện theo quy định của Luật di sản văn hóa.

6. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm xuất, tái nhập vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự, an ninh để sửa chữa phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Được quy định ra sao?
Có những quy định riêng đối với hàng tạm nhập tái xuất về giấy phép cũng như thời hạn thực hiện tạm nhập, tái xuất trong quá trình xuất nhập khẩu.

Quy định về thời hạn tạm nhập tái xuất

Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương, trong đó quy định cụ thể về tạm nhập, tái xuất. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại Việt Nam không quá 60 ngày kể từ ngày làm xong thủ tục tạm nhập.

Trường hợp cần gia hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập; thời hạn mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho một lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

>>Xem thêm: Hàng tiêu dùng nội bộ là gì?

Hàng tạm nhập tái xuất có phải xuất hóa đơn và nộp thuế không?

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chỉ áp dụng hai loại hoá đơn đó là hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng nhưng với hàng tạm nhập tái xuất có không phải xuất hóa đơn. Trong hồ sơ hải quan, khi làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, cần có những giấy tờ sau:

  • Tờ khai hải quan;
  • Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;
  • Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;
  • Giấy phép XK hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép;
  • Giấy thông báo miễn kiểm tra;
  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư;
  • Hợp đồng ủy thác.
Hàng tạm nhập tái xuất là gì? Được quy định ra sao?
Hàng tạm nhập, tái xuất KHÔNG PHẢI xuất hóa đơn nhưng vẫn PHẢI thực hiện việc nộp thuế theo quy định hiện hành.

Trong bộ hồ sơ hải quan đối với hàng XK không gồm hóa đơn xuất bán. Như vậy, đối với hàng tạm nhập tái xuất KHÔNG PHẢI xuất hóa đơn. Và cũng theo quy định của nước ta hiện có những loại thuế sau:

  • Thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Thuế giá trị gia tăng;
  • Thuế thu nhập cá nhân;
  • Thuế xuất nhập khẩu;
  • Thuế tài nguyên;
  • Thuế bảo vệ môi trường;
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt;
  • Thuế đăng ký doanh nghiệp;
  • Thuế môn bài.

Nhìn chung, tạm nhập tái xuất là hình thức xuất nhập khẩu khá đặc biệt, không giống với các hình thức xuất nhập khẩu khác. Do đó, khi doanh nghiệp mới làm loại hình tạm nhập tái xuất sẽ gặp phải không ít khó khăn. Hãy để CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO hỗ trợ bạn. Chúng tôi là đơn vị chuyên nhận vận chuyển hàng đi Lào với đa dạng mặt hàng, trong đó có hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập bằng container đường bộ qua các Cửa khẩu Cha Lo, Lao Bảo, Cầu Treo, Bờ Y, Na Mèo,…giao hàng tận nơi tại Thủ đô Viêng Chăn, Pakxe, Sepon – Savannakhet, Kaysone Phomevihane, Thakhek, Attapeu (Lào).

Bên cạnh vận chuyển hàng bằng container, Ratraco còn hỗ trợ khai báo hải quan tại các cửa khẩu với chi phí trọn gói tiết kiệm trong vai trò là Đơn vị khai thuê hải quan, Đại lý hải quan. Cơ sở hạ tầng; trang thiết bị vận chuyển; cẩu gắp hàng đầy đủ; có kho bãi tại 2 đầu Việt – Lào; nhân sự được đào tạo bài bản về nghiệp vụ hải quan; năng lực vận tải lớn và giàu kinh nghiệm, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu gửi máy móc thiết bị nông nghiệp đã qua sử dụng, gạo nếp, nông sản, khoáng sản,…của quý khách từ TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng.

Khái niệm tạm nhập tái xuất là gì hay hàng tạm nhập tái xuất là gì đã được giải đáp. Cùng với đó là các quy định liên quan tới giấy phép, thời hạn tạm nhập tái xuất của hàng hóa mới nhất mà bất kỳ Doanh nghiệp, Tư nhân, Cá nhân nào cũng phải nắm bắt kịp thời. Các hình thức tạm nhập tái xuất thông dụng cũng được chỉ ra để các hộ kinh doanh dựa vào đó mà có kế hoạch giao thương phù hợp. Nếu có nhu cầu chuyển gửi hàng tạm nhập, tái xuất đi Lào, liên hệ ngay Ratraco Solutions theo Hotline bên dưới.

Liên hệ Vận chuyển Container: VN <-> Lào

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Hotline liên hệ vận chuyển đi Lào từ HCM:

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Tâm: 0902 486 247

Hotline liên hệ vận chuyển đi Lào từ Hà Nội:

Ms Tâm: 0902 486 247

Ms Mỹ Linh:0901 100 247

Hotline liên hệ vận chuyển đi Lào từ Đà Nẵng:

Mr Miền: 0909 199 247

Mr Ý: 0906 354 247

Ms Tâm: 0902 486 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ