Ngày nay, khu trung chuyển đóng vai trò rất quan trọng việc điều tiết và lưu thông hàng hóa. Kho trung chuyển là dạng kho bãi đang được đưa vào sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xuất nhập khẩu – Logistics. Sau đây, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ trình bày rõ hơn mô hình vận hành của kho cũng như vai trò của kho trung chuyển là gì…và các quy định liên quan.
Kho trung chuyển là gì?
Kho trung chuyển là gì? Kho trung chuyển được hiểu như là dạng kho lưu trữ hàng hóa tạm thời trong quá trình chuyển phát từ người gửi đến người nhận. Theo đó, hàng hóa lưu trữ trong kho trung chuyển chỉ mang tính tạm thời, trong thời gian ngắn (thường là vài giờ hoặc vài ngày,…).
Thực chất, kho trung chuyển cũng là các kho hàng thông thường nhưng mức độ ra vào hàng hóa nhanh chóng hơn. Kho trung chuyển được xem như mắt xích quan trọng trong quá trình vận tải hàng hóa.
Chức năng và vai trò của kho trung chuyển
Bạn có thắc mắc, vai trò của kho trung chuyển là gì không? Ratraco xin giải đáp là kho trung chuyển có nhiều chức năng quan trọng trong quá trình vận chuyển hàng hóa, phải nói tới là:
- Kho trung chuyển giúp lưu giữ, quản lý và bảo đảm hàng hóa ở tình trạng tốt nhất, chất lượng tuyệt đối như lúc gửi đi;
- Tại kho trung chuyển, khách hàng có thể cân hàng và kiểm tra lại trọng lượng hàng hóa. Việc này đảm bảo hàng hóa khi vận chuyển đến tay người nhận vẫn đảm bảo đủ khối lượng;
- Tại kho trung chuyển, đơn vị vận chuyển có thể dễ kiểm tra lại thông tin, kiểm soát hàng hóa và điều phối hàng đi đến các bưu cục gần nơi người nhận nhất dựa trên thông tin vận đơn và mã vạch;
- Khi vào kho trung chuyển, hàng hóa sẽ được đo kích thước, đảm bảo an toàn và đúng khuôn khổ, giúp công ty dễ kiểm soát hàng hóa, hạn chế thất thoát khi chuyển đi.
>>Xem thêm: Chargeable Weight là gì?
Các quy định liên quan tới kho trung chuyển
Căn cứ Điều 28 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN quy định về việc cách ly khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển như sau:
Điều 28. Cách ly khi vận chuyển và lưu kho trung chuyển
1. Trong quá trình vận chuyển và lưu kho trung chuyển, kiện, côngtenơ chứa vật liệu phóng xạ phải được cách ly khỏi:
a) Vị trí có người và có phim ảnh chưa rửa tuân theo quy định tại các Khoản 4 và Khoản 5 Điều 4 Thông tư này;
b) Hàng hóa nguy hiểm khác: dễ cháy, dễ nổ, độc hại.
2. Kiện hoặc lô hàng thuộc hạng II-VÀNG, III-VÀNG không được để trong khoang hành khách trừ trường hợp khoang này được dành riêng cho người được phép đặc biệt đi kèm.
3. Đối với vận chuyển vật liệu phân hạch khi lưu kho, nhóm kiện hoặc côngtenơ có CSI vượt giá trị 50 phải được đặt cách nhau tối thiểu 6 (m).
4. Người vận chuyển phải chịu trách nhiệm bảo đảm sự cách ly cần thiết được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và lưu kho trung chuyển.
Ngoài ra, căn cứ Điều 35 Thông tư 23/2012/TT-BKHCN quy định về trách nhiệm của bên vận chuyển như sau:
Trách nhiệm của bên vận chuyển
1. Ngoài những quy định về vận tải hàng hóa hiện hành, bên vận chuyển chỉ được chấp nhận vận chuyển khi:
a) Có đầy đủ bản khai, giấy chứng nhận đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt, giấy phép vận chuyển theo quy định của pháp luật, huớng dẫn trong vận chuyển;
b) Kiểm tra cẩn thận kiện, lô hàng, côngtenơ khớp với bản khai và theo đúng quy định tại Thông tư này. Trường hợp phát hiện những điều không đúng thì có quyền từ chối vận chuyển, lập biên bản và sao gửi cho các bên hữu quan (bên gửi hàng, bên nhận hàng) và cơ quan thẩm quyền.
2. Bảo đảm an toàn bức xạ trong suốt quá trình vận chuyển, lưu kho trung chuyển, bao gồm cả việc ghi nhật ký đọc suất liều trong quá trình vận chuyển.
3. Thông báo cụ thể kế hoạch, lộ trình vận chuyển vật liệu phóng xạ cho Cục An toàn bức xạ và hạt nhân và Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương trên tuyến đường vận chuyển.
Quy trình nhập xuất hàng hóa kho trung chuyển thế nào?
Kho trung chuyển là gì, đóng vai trò quan trọng ra sao, quy định thế nào đã được Ratraco Solutions – Đơn vị vận chuyển container đường sắt nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận tải, lưu kho, kho vận, xuất nhập khẩu,…giải đáp.
Và tiếp theo đây sẽ là quy trình nhập hàng vào kho trung chuyển và xuất hàng từ kho trung chuyển CẦN BIẾT:
Quy trình nhập hàng vào kho trung chuyển
Người sử dụng dịch vụ cần tiến hành ký kết hợp đồng xác nhận với đơn vị cung cấp dịch vụ kho trung chuyển trước khi tiến hành đưa hàng vào kho.
Hợp đồng này sẽ xác nhận các yếu tố cơ bản về hàng hoá khi nhập kho trung chuyển gồm: Thông tin về loại hàng lưu trữ, diện tích lưu trữ, quy trình khai thác/vận hành và các yêu cầu có liên quan khác.
Trước khi đưa hàng vào nhập kho trung chuyển, người sử dụng dịch vụ cần cung cấp kế hoạch vận chuyển hàng chi tiết để bộ phận quản lý kho có thể xác nhận và chuẩn bị các phương án hậu cần đi kèm.
Các thông tin cần gửi khi hàng nhập kho trung chuyển gồm: thông tin hàng, số lượng, ngày dự kiến nhập kho, phương tiện vận tải,…
Sau khi hàng đến kho trung chuyển, hai bên cung cấp và sử dụng dịch vụ sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu và xác nhận trước khi chính thức nhập kho hàng hóa.
Quy trình xuất hàng từ kho trung chuyển
Tương tự quá trình nhập kho, khi tiến hành xuất hàng ra khỏi kho trung chuyển, người sử dụng dịch vụ cũng cần cung cấp kế hoạch xuất hàng chi tiết.
Các thông tin xuất hàng cần cung cấp bao gồm: Thông tin hàng, số lượng xuất, ngày xuất, phương tiện vận chuyển,…
Sau khi nhận được kế hoạch xuất hàng, đơn vị cung cấp dịch vụ kho trung chuyển sẽ tiến hành khai thác/vận hành thích hợp.
Trước khi hàng hóa xuất khỏi kho trung chuyển, hai bên sẽ tiến hành kiểm đếm, ký biên bản xác nhận xuất kho và hoàn thành quy trình.
Như vậy, Ratraco Solutions chúng tôi đã làm rõ khái niệm kho trung chuyển là gì, vai trò của kho trung chuyển là gì, quy trình các bước nhập hàng xuất hàng kho trung chuyển thế nào,…Các tư nhân, doanh nghiệp, nhà bán hàng, người mua hàng cần biết để có nhận định, phân biệt chuẩn xác kho trung chuyển với các dạng kho khác và chọn cho phù hợp nhu cầu.