Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay

Cùng với các ngành vận tải đường biển, đường hàng không, đường bộ thì Vận tải đường sắt tại Việt Nam cũng đang từng bước phát triển và ngày càng có những khởi sắc, thành tựu nhất định. Bằng chứng là các ga đường sắt Việt Nam hiện đại có tiếng với sự đầu tư bài bản về cơ sở vật chất, hạ tầng, trang thiết bị, tăng cường thêm các chuyến tàu nhằm phục vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu người dân cả nước trong quá trình vận tải hàng hóa cũng như vận chuyển hành khách.

Có thể kể đến như ga đường sắt Sài Gòn, ga đường sắt Hà Nội, ga Đồng Đăng,…và đặc biệt là ga Cát Linh – Hà Đông đang dần hoàn thiện các hạng mục để sớm đi vào hoạt động, hứa hẹn tạo nên bước ngoặc mới góp phần đẩy mạnh phát triển Kinh tế-Xã hội trong tương lai. Để nắm rõ danh sách các ga đường sắt đang đổi mới từng ngày tại nước ta, cập nhật bài tin tức chia sẻ bên dưới của Ratraco Solutions.

Vai trò của giao thông đường sắt đối với Kinh tế – Xã hội đất nước

Trong hệ thống giao thông vận tải của cả nước, vận chuyển đường sắt có vai trò quan trọng, góp phần lưu thông hàng hóa và vận chuyển hành khách, giảm bớt sự quá tải của các hình thức vận chuyển khác. Đây được xem là hình thức hỗ trợ đắc lực cho sự tăng trưởng kinh tế đất nước ở phạm vị trong nước và quốc tế.

So với các phương thức vận tải khác, giao thông đường sắt có lợi thế là khối lượng vận tải lớn, tạo ra năng suất cao, tạo giá trị cạnh tranh của nền kinh tế lớn. Tại các đô thị lớn đã hình thành đường sắt làm thay đổi bộ mặt đô thị. Một số loại hàng hóa đặc thù vẫn sử dụng chủ yếu là vận chuyển đường sắt mà khó có thể thay thế bằng các phương thức khác. Hiện Nhà nước vẫn đang có sự đầu tư đúng mức và quan tâm nhất định đến vận chuyển đường sắt khi hệ thống đường sắt đã hoàn thiện trong mạng lưới giao thông vận tải.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển Kinh tế-xã hội của đất nước thời kỳ đổi mới.

Để cung cấp giải pháp cho các Doanh nghiệp vận chuyển nông – thủy sản, thiết bị y tế đòi hỏi nhiệt độ luôn được duy trì thì vào ngày 9/10/2017, Dịch vụ vận chuyển Container lạnh đường sắt tuyến Sóng Thần – Bình Thuận – Lào Cai đã được khai mở nhờ sự hợp tác của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn phối hợp với Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức. Đây là tín hiệu đáng mừng và là giải pháp vận chuyển mang đến hiệu quả cao cho các Doanh nghiệp.

Song, nhìn chung ngành đường sắt cũng có những hạn chế nhất định nên chưa thể phát huy được hết thế mạnh vốn có như thiếu sự đồng bộ và thiếu vốn đầu tư. Cùng với đó là định hướng phát triển đường sắt chưa thật sự nhất quán và rõ ràng, mô hình thay đổi liên tục và vấn đề tái cấu trúc chưa được quan tâm đúng mức. Và để khai thác năng lực của tuyến đường sắt Việt Nam cần phải có những đầu tư táo bạo và mang tính lâu dài, từ đó mới phát huy hết tiềm năng của ngành đường sắt trong phát triển Logistics, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế nước nhà.

Ga đường sắt hiện đại cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Yêu cầu đối với ga đường sắt được quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Đường sắt 2017. Cụ thể bao gồm:

1. Tùy theo cấp kỹ thuật ga, ga đường sắt gồm có nhà ga, quảng trường, kho, bãi hàng, ke ga, tường rào, khu dịch vụ, trang thiết bị cần thiết và công trình khác có liên quan đến hoạt động đường sắt;

2. Các ga đường sắt đường sắt phải có tên ga và thông tin, chỉ dẫn cho khách hàng. Tên ga không trùng nhau và phù hợp với địa danh, lịch sử, văn hóa, thuần phong mỹ tục của địa phương. Tại các ga trên đường sắt quốc gia trong đô thị loại III trở lên, ga đầu mối, ga liên vận quốc tế phải bố trí nơi làm việc cho cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường xuyên có liên quan đến hoạt động đường sắt theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

3. Các ga đường sắt Việt Nam phải có hệ thống thoát hiểm; hệ thống phòng cháy và chữa cháy; hệ thống cấp điện, chiếu sáng, thông gió; hệ thống cấp, thoát nước; hệ thống bảo đảm vệ sinh môi trường và yêu cầu kỹ thuật khác của nhà ga;

4. Ga hành khách phải có công trình, thiết bị chỉ dẫn tiếp cận cho người khuyết tật và đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật; hệ thống điện thoại khẩn cấp, phương tiện sơ cứu y tế;

5. Ga liên vận quốc tế, ga trung tâm phải có kiến trúc mang đặc trưng lịch sử, bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương, vùng miền. Ga đường sắt tốc độ cao phải có thiết bị kiểm soát bảo đảm an ninh, an toàn;

6. Tại các ga đường sắt quốc gia, ga đường sắt đô thị được phép xây dựng công trình kinh doanh Dịch vụ Thương mại, văn phòng.

Theo đó, phạm vi ga theo chiều dọc được xác định bởi dải đất từ vị trí xác định tín hiệu vào ga phía bên này đến vị trí xác định tín hiệu vào ga phía bên kia; theo chiều ngang ga được xác định bởi khoảng đất phía trong tường rào ga hoặc mốc chỉ giới ga theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật ga đường sắt.

Danh sách các ga đường sắt Việt Nam hiện đại quan trọng bậc nhất

Các ga đường sắt hiện đại nổi tiếng tại Việt Nam được liệt kê ra như sau:

1. Ga Sài Gòn (Địa Chỉ: 01 Nguyễn Thông, Phường 9, Quận 3,TP. Hồ Chí Minh)

Ga đường sắt Sài Gòn đã tiên phong trong việc hình thành sự kết nối giữa Đường sắt với du lịch thông qua hội nghị được tổ chức nghiêm túc, có quy mô vào thời điểm du lịch đến 2 tháng. Mới đây, nhà ga mới có tổng diện tích hơn 2.500m2 đã được trang bị hơn 200 ghế/phòng, có hệ thống máy điều hòa phục vụ hành khách đến ga mua vé ngồi chờ, khu vực bán vé dành riêng cho hành khách có nhu cầu đi ngay đi vào sử dụng với tổng vốn đầu tư gần 10 tỉ đồng đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của hành khách khi đến đây.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Theo thời gian, Ga Sài Gòn đã đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại.

Cùng với các biện pháp sản xuất kinh doanh, lãnh đạo ga đã xác định: “Chất lượng phục vụ đi đôi với an toàn là điều kiện sống còn của một Đơn vị kinh doanh vận tải”. Vì vậy, trong những năm qua, ga Sài Gòn đã có nhiều cố gắng để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị chạy tàu; đảm bảo an toàn chạy tàu tuyệt đối, tàu đi đúng giờ đạt 100%, không để xảy ra chậm tàu do chủ quan gây ra, không có tai nạn lao động; hoàn thành khối lượng vận tải hành khách, hàng hóa, doanh thu năm sau cao hơn năm trước.

2. Ga Hà Nội (Địa chỉ: 120 Lê Duẩn, Đống Đa)

Ga Hà Nội – trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902. Hơn một thế kỷ qua, ga Hà Nội luôn là một đầu mối giao thông vận tải quan trọng của nước Việt Nam ta nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng. Sau khi hòa bình lập lại và trong thời kỳ đổi mới, ga Hà Nội đã được xây sửa lại khang trang hơn, trở thành đầu mối giao thông quan trọng vận chuyển hành khách, hàng hóa với 5 tuyến đường sắt trong nước và liên vận Quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân Thủ đô và nhân dân cả nước. Đảng bộ ga Hà Nội được xây dựng ngày càng lớn mạnh, đến nay ga đã có 11 Chi bộ với 86 Đảng viên luôn là lực lượng tiên phong cùng với toàn thể Cán bộ Công nhân viên ga tiếp bước trên chặng đường đổi mới.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Ga Hà Nội là một trong những ga đường sắt hiện đại nổi tiếng bậc nhất Việt Nam.

3. Ga Đồng Hới (Địa chỉ: Tiểu khu 4, Tp. Đồng Hới, Quảng Bình)

Ga đường sắt Đồng Hới là một ga chính trên tuyến đường sắt Bắc-Nam ở km thứ 522. Ga tọa lạc tại Tiểu khu 4, phường Nam Lý, Đồng Hới, Quảng Bình. Ga Đồng Hới cách ga Hà Nội 522 km về phía Nam, cách ga Vinh 192 km về phía Nam và cách ga Đông Hà 100 km về phía Bắc, cách ga Huế 166 km về phía Bắc. Nhà ga được thiết kế bởi kỹ sư Trần Văn Tấn.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Nhà ga Đồng Hới với vị trí tọa lạc thuận lợi cho quá trình giao thương hàng hóa trong nước.

Nhà ga được thiết kế bởi lối kiến trúc hiện đại vật liệu chủ yếu làm bằng bê tông cốt thép. Các chi tiết mặt tiền nhà ga bằng lam bê tông trông đẹp và lạ mắt. Mặt tiền công trình nguyên thủy có mảng gạch ốp màu đỏ ngay vị trí lối vào nay sơn lại màu xanh làm cho công trình không còn đẹp như thiết kế ban đầu. Người thiết kế công trình này là kỹ sư Trần Văn Tấn. Ông là một kỹ sư của trường đại học bách khoa Hà Nội từ những năm 1960. Mặc dù là kỹ sư nhưng ông có niềm đam mê thiết kế kiến trúc nên các công trình của ông thường có tính nghệ thuật kết hợp với kỹ thuật. Đây là một công trình tiêu biểu trong loạt công trình thiết kế về nhà ga của ông.

4. Ga Long Biên (Địa chỉ: Chân Cầu Long Biên, Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Ga Long Biên có diện tích 500 m2, mặt tiền hướng ra đường đầu cầu Long Biên. Sau hơn 20 năm không được cải tạo, sửa chữa, công trình này đã cũ kỹ, xuống cấp. Đợt cải tạo tháng 2 đến tháng 8/2019, với tổng kinh phí 3 tỷ đồng đã mang lại cho nhà ga phong cách thiết kế hiện đại nhưng vẫn giữ được những nét xưa cũ của mặt tiền công trình trước đây.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Ga Long Biên qua thời gian cũng được nâng cấp nhiều về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị,…

Ga Long Biên là điểm xuất phát của các chuyến tàu từ Hà Nội đi Hải Phòng, Thái Nguyên, Lào Cai, Đồng Đăng (Lạng Sơn). Nhà ga đón tiễn khoảng 22 đoàn tàu khách/ngày đêm với số lượng hành khách lên, xuống tàu xấp xỉ 1.000 người. Bên ngoài sảnh đón tàu, các cột trụ được thiết kế chắc chắn với nhiều ô cửa ra tàu nhằm phục vụ hành khách an toàn trước khi khởi hành và kết thúc hành trình. Bên trong nhà ga, quầy bán vé được đặt ở chính giữa cùng với khu vực quầy lưu niệm, không gian trưng bày và ghế ngồi chờ bố trí xung quanh. Được hình thành từ năm 1902, ga Long Biên là một trong những công trình kiến trúc lâu năm và nằm ở ví trí giao thương nhộn nhịp hàng đầu Hà Nội. Năm 2019, nhà ga chính thức được cải tạo lại.

5. Ga Đồng Đăng (Địa chỉ: Thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn)

Ga Đồng Đăng là một nhà ga xe lửa tại thị trấn Đồng Đăng, Cao Lộc, Lạng Sơn. Được kết nối với Trung Quốc tại khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Nhà ga là điểm kết thúc tuyến đường sắt Hà Nội – Đồng Đăng và được nối với ga Bằng Tường thuộc tuyến đường sắt Hành Dương – Bằng Tường của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Ga Đồng Đăng thuộc tỉnh Lạng Sơn cũng là đầu mối quan trọng, góp phần phát triển ngành du lịch nước ta.

Hàng loạt tàu hàng chở đầy máy móc và phụ tùng xe cộ nhập về. Sân ga chất đầy hàng hóa như bia Vạn Lực, xe đạp, vải vóc, hàng tạp hóa, thực phẩm và hoa quả…Số hàng hóa sau khi được lực lượng chức năng kiểm tra, dần chuyển lên các chuyến tàu ngược xuôi…Hiện nay, đường bộ và đường hàng không phát triển nhưng tuyến đường sắt quan trọng qua ga Đồng Đăng vẫn được duy trì. Nhiều góp ý đưa ra là nên đầu tư cho ngành du lịch khai thác tối đa tuyến đường này.

6. Ga Hải Phòng (Địa chỉ: 75 Lương Khánh Thiện, Lương Khá Thiên, Ngô Quyền, Hải Phòng)

Ga đường sắt Hải Phòng được người Pháp xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1902. Đây là 1 trong 4 ga chính của tuyến đường sắt dài 99km nối Hải Phòng với Hà Nội. Sau gần 120 năm, ga Hải Phòng là công trình đẹp nhất nhì tại Hải Phòng. Ngoài tòa nhà chính được bảo tồn gần như nguyên vẹn, ga Hải Phòng còn giữ được hàng cột sắt chống mái hiên phía trong nhà ga và nền đá xanh có từ khi xây dựng. Ngày nay, dù tàu hỏa không còn là phương tiện giao thông được nhiều người ưa chuộng thì ga Hải Phòng vẫn là điểm đến hấp dẫn đáng để check-in.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Ga Hải Phòng là một trong những ga đường sắt nổi tiếng lâu đời vẫn còn tồn tại phát triển đến nay.

7. Ga Quán Hành (Địa chỉ:Thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc, Nghệ An)

Ga Quán Hành là nhà ga xe lửa tại huyện Nghi Lộc, thuộc tỉnh Nghệ An. Nhà ga là điểm của đường sắt Bắc Nam và nối với ga Mỹ Lý với ga Vinh. Quán Hành là địa danh nằm trên trục đường Thiên lí Bắc – Nam, nay là Quốc lộ IA, từ xa xưa dân cư Quán Hành thưa thớt chỉ có khoảng 20 đến 30 hộ gia đình, thuộc vùng đất Kì Nhôn (xã Nghi Trung).

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Ga Quán Hành thuộc tỉnh Nghệ An cũng là một điểm đến của tuyến đường sắt Bắc Nam.

Năm 1900, thực dân Pháp khởi công xây dựng tuyến đường sắt Vinh – Hà Nội đến năm 1905 thì hoàn thành, tại Quán Hành được xây dựng một điểm đỗ của tàu hỏa để đón, trả khách và hàng hóa. Nhà ga Quán Hành được hình thành cùng với sự ra đời của tuyến đường sắt Hà Nội – Vinh.

8. Ga Vinh (Địa chỉ: Số 1 Đường Lệ Ninh, Phường Quán Bầu, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An)

Ga Vinh là một nhà ga xe lửa tại Thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Nhà ga là một điểm của đường sắt Bắc Nam và nối với ga Quán Hành với ga Yên Xuân. Ga Vinh chính thức được xây dựng vào quý II, năm 1900. Ngày 17/3/1905 được xem là “ngày sinh nhật” của Ga Vinh vì đây chính là ngày đoàn tàu hơi nước đầu tiên “hú còi” xin đường vào ga sau hành trình dài 300 km từ Hà Nội đến Vinh.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Ga Vinh qua thời gian vẫn còn tồn tại, phát triển & từng bước nâng cấp đổi mới về cơ sở vật chất.

Gần 40 năm, sau ngày đất nước thống nhất, Ga Vinh đã có những bước lớn mạnh vượt bậc cả về cơ sở vật chất lẫn chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân phục vụ. Giờ đây, bộ mặt nhà ga đã thay đổi đến không ngờ với hệ thống vườn hoa, cây cảnh được chăm sóc công phu. Sân ga rộng và sạch, mát với hệ thống chỉ dẫn được bố trí thuận lợi cho hành khách đi tàu.

9. Ga Huế (Địa chỉ: Sunny B. Hotel, Nguyễn Tri Phương, Street, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế)

Ga Huế, là một nhà ga chính trên tuyến đường sắt Bắc Nam, tọa lạc tại Phường Đúc, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ga Huế được người Pháp cho xây dựng vào năm 1908. Tên cũ là “Ga Trường Súng”. Ga Huế cách khoảng cách 66 km về phía Nam ga Đông Hà, 166 km về phía Nam ga Đồng Hới và 100 km về phía Bắc ga Đà Nẵng.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Ga Huế là nhà ga chính của tuyến đường sắt Bắc Nam, đến nay vẫn tồn tại phát triển & nâng cấp về mọi mặt.

Hiện nay, theo nguồn tin của Sở Du lịch Thừa Thiên Huế: Khách du lịch nước ngoài đến Huế hàng năm đều tăng hơn 66,7%, trong số đó, nhiều nhất là khách Hàn Quốc; lượng khách Mỹ, Pháp, Anh, Nhật vẫn ổn định. Đặc biệt, tour giữa hai cố đô (Huế và Tràng An) luôn được khách nước ngoài lựa chọn và hơn 90% trong số đó đều chọn phương tiện đường sắt Nam Bắc hay ngược lại.

10. Ga Hạ Long (Địa chỉ: Phường Giếng Đáy thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh)

Ga đường sắt  Hạ Long được nâng cấp trên cơ sở nhà ga cũ theo Dự án xây dựng tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại – Hạ Long – Cái Lân. Quy mô của ga khá lớn. Nơi đây có khu vực phòng chờ, nơi bán vé rộng rãi, khu vực bày bán hàng lưu niệm, phòng vui chơi cho trẻ; khu vực bán hàng ăn phục vụ khách hàng, khu vực điều hành tàu, nơi làm việc của cán bộ, nhân viên…Tại nhà ga còn có hệ thống đường ngầm để giúp hành khách sang tuyến đường ray khác trên sân ga mà không phải vượt qua đường ray,…Ga có 6 đường đón gửi (kể cả chính tuyến), 2 đường chuẩn bị toa xe. Quảng trường ga rộng lớn nằm sát quốc lộ 18A, gần bến xe Bãi Cháy thuận tiện cho hành khách đi lại.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Ga Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, vận chuyển hàng khách Bắc Nam.

11. Tuyến số 2A (Ga đường sắt Cát Linh – Hà Đông)

Tuyến số 2A (tên khác: Tuyến Cát Linh – Hà Đông hay Tuyến Cát Linh) là một tuyến đường sắt đô thị đang được xây dựng, một phần của hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Được khởi công xây dựng từ tháng 10/2011, toàn tuyến có tổng chiều dài là 13,5 km với 12 ga trên cao, với hướng tuyến từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông. Ngoài thiết kế ban đầu, Bộ Giao thông Vận tải còn có dự định kéo dài tuyến thêm 20km qua Yên Nghĩa tới Xuân Mai trong tương lai.

Những ga đường sắt hiện đại nhất Việt Nam hiện nay
Ga đường sắt hiện đại Cát Linh-Hà Đông đang dần hoàn thiện & sẽ sớm đưa vào vận hành phục vụ việc đi lại.

Sau nhiều lần điều chỉnh và đội vốn, dự án có tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (22.521 tỷ VND), trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 15.579 tỷ VND). Do trong quá trình thi công và thử nghiệm còn gặp nhiều rào cản, dự án đã có 8 lần thay đổi tiến độ hoàn thành và khai thác thương mại. Dự kiến bắt đầu khai thác từ 2015 nhưng tính đến tháng 11/2020, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông vẫn chưa xác định được ngày vận hành chính thức. Tới đầu tháng 6/2020, phía tổng thầu Trung Quốc tiếp tục muốn giải ngân thêm 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.

Đơn vị Vận tải Container Ratraco Solutions cập nhật Danh sách các ga đường sắt Việt Nam hiện đại nổi tiếng bậc nhất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển Kinh tế-Xã hội đất nước, bạn đọc quan tâm hoặc muốn mở mang, củng cố kiến thức thông tin về ngành đường sắt nước ta có thể tham khảo, tìm đọc. Nhìn chung, bên cạnh các ngành vận tải thông dụng khác thì Vận tải đường sắt phát triển cũng góp phần mở ra nhiều lợi thế trong quá trình giao thương giữa các vùng miền và giữa Việt Nam với các nước khác.

Được biết, trong số những ga đường sắt trên có những ga hình thành từ lâu đời nhưng đến nay vẫn còn hoạt động tốt nhờ kế hoạch nâng cấp, cải tiến, tu bổ về mọi mặt đúng lúc, nhờ đó mà được nhắc đến nhiều hơn. Hi vọng những nguồn tin trên về ga đường sắt tại Việt Nam sẽ thực sự hữu ích với bạn,…Ngoài ra, khi quý Doanh nghiệp nào có nhu cầu thuê Dịch vụ Vận tải Container đường sắt Nam Bắc, liên hệ với RatracoSolutions Logistics theo hotline bên dưới để nhận nhiều ưu đãi về giá cước phí.

Liên hệ Vận tải container Nam <–> Bắc

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

#HCM:

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Dương:

Ms Quyên: 0901 411 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đồng Nai:

Ms Hoa: 0938 790 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Định:

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Hoa: 0938 790 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đà Nẵng:

Mr Miền: 0909 199 247

Mr Ý: 0906 354 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Nghệ An

Ms Mỹ Linh: 0901 100 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Hà Nội

Ms Tâm: 0902 486 247

Ms Mỹ Linh: 0901 100 247

#Trung Quốc

Ms Hưởng: 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ