FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF

Trong ngành logistics, hải quan và XNK, FOB và CIF là các thuật ngữ thông dụng. Việc hiểu đúng khái niệm FOB là gì, CIF là gì, hay giữa FOB và CIF có gì khác nhau/giống nhau sẽ giúp Doanh nghiệp chọn được hình thức mua bán hàng hóa quốc tế phù hợp. Ratraco Solutions sẽ chỉ rõ giữa FOB và CIF có gì khác nhau, giống nhau. Song song đó là những điều kiện fob, ưu nhược điểm của FOB và CIF cho những đối tượng liên quan có thể tham khảo, áp dụng hiệu quả. FOB là gì, CIF là gì, điều kiện fob, FOB và CIF có gì khác nhau.

FOB và CIF: Khái niệm, ưu nhược điểm và cách tính giá

FOB nghĩa là gì? Ưu nhược điểm là gì?

FOB là gì? FOB (tên tiếng Anh: Free on Board hay Freight on Board) là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về người bán (seller), sau khi hàng đã lên tàu thì mọi rủi ro, trách nhiệm chuyển cho người mua (buyer).

Ưu nhược điểm của hình thức FOB:

* Ưu điểm của FOB:

  • Với FOB, người bán không cần liên hệ với nhiều Nhà cung cấp để hỗ trợ lô hàng tại điểm đến.
  • Người bán (Seller) không cần tìm đơn vị vận chuyển (Forwarder/hãng tàu) và cũng không phải mua bảo hiểm hàng hóa.
Xem thêm  Xe tải 2 chân là gì? Tìm hiểu trọng tải và khối lượng của xe 2 chân
Tìm hiểu FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF
Sơ đồ mô tả chi tiết về lộ trình, về trách nhiệm của bên bán và bên mua của hình thức FOB.

* Nhược điểm của FOB:

  • Nếu người bán phải làm việc với nhiều nhà cung cấp, FOB sẽ khó có khả năng chủ động được giá thị trường, nhất là khi giá cả đang có sự biến động chuyển đổi lớn
  • Vì người mua là người book cước điểm đến nên đồng nghĩa với việc, người bán sẽ bị động trong thời gian vận chuyển hàng hóa

Cách tính giá FOB

Giá FOB không bao gồm chi phí bỏ ra để vận chuyển hàng đường biển và không gồm chi phí bảo hiểm đường biển. Cách tính giá FOB như sau:

Giá FOB = Giá hàng hóa thành phẩm + phí nâng hạ container + phí kéo container nội địa + phí mở tờ khai hải quan + phí xin giấy chứng nhận xuất xứ ( nếu yêu cầu) + phí kẹp trì + phí hun trùng kiểm dịch. 

CIF nghĩa là gì? Ưu nhược điểm là gì?

CIF là gì? CIF là viết tắt của cụm “Cost – Insurance – Freight”, nghĩa là “Chi phí – Bảo hiểm – Cước tàu”. Trên hợp đồng, điều kiện CIF sẽ xuất hiện liền trước với đơn vị Cảng ĐẾN, ví dụ “CIF Seoul” mang ý nghĩa Cảng Seoul sẽ là nơi món hàng được cập bến và dỡ xuống.

Tìm hiểu FOB là gì? CIF là gì? Sự khác nhau giữa FOB và CIF
Sơ đồ mô tả chi tiết về lộ trình, về trách nhiệm của bên bán và bên mua của hình thức CIF.

Vị trí chuyển đổi rủi ro vẫn ở Cảng đi, tức là cảng nơi XẾP hàng. Tuy nhiên trong điều kiện CIF, người bán sẽ có trách nhiệm mua bảo hiểm cho lô hàng được vận chuyển.

Xem thêm  Tìm hiểu chi tiết 7 đúng trong Logistics là gì?

Ưu nhược điểm của hình thức CIF:

  • Ưu điểm CIF: Xuất khẩu hàng hóa theo hình thức CIF sẽ hoàn toàn có lợi cho người bán (hay người xuất khẩu)
  • Nhược điểm CIF: Người bán chịu trách nhiệm trả phí vận chuyển nhưng lại không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyển container đường biển.

Cách tính giá CIF

Giá CIF là mức giá được tính tại cảng của nước nhập khẩu, tức là bên bán chịu mọi chi phí đến khi hàng hóa được giao tại cảng của bên mua theo quy định. Công thức tính giá CIF như sau:

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Các loại điều kiện FOB phổ biến nhất là gì?

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có hai loại chính của điều kiện FOB mà người mua và người bán có thể chọn: FOB Shipping Point và FOB Destination. Dưới đây là mô tả chi tiết về cả hai loại điều kiện này:

FOB Shipping Point

Đặc điểm và ưu điểm của FOB Shipping Point:

  • Phù hợp cho người mua muốn kiểm soát quá trình vận chuyển, bảo hiểm;
  • Người mua chịu trách nhiệm vận chuyển và bảo hiểm từ cảng xuất khẩu;
  • Người mua có kiểm soát vận chuyển và bảo hiểm, cho phép họ quản lý quá trình này theo ý muốn.

FOB Destination

  • Đặc điểm và ưu điểm của FOB Destination:
  • Phù hợp cho người mua muốn người bán chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển và bảo hiểm đến địa điểm cuối cùng;
  • Người bán chịu trách nhiệm vận chuyển và bảo hiểm đến địa điểm đích mà người mua chỉ định;
  • Người mua không phải thanh toán chi phí vận chuyển sớm, giúp họ duy trì tài chính ổn định.
Xem thêm  Tìm hiểu Container 40 feet chở được bao nhiêu tấn?

>>Xem thêm:

Điểm giống nhau và khác nhau giữa FOB và CIF là gì?

Điểm giống nhau giữa FOB và CIF

Các điểm giống nhau giữa FOB và CIF đó là:

  • FOB và CIF đều là các điều khoản trong Incoterms;
  • Cảng xếp hàng chính là điểm chuyển giao rủi ro giữa 2 bên mua và bán;
  • Người bán sẽ làm thủ tục HQ còn người mua sẽ làm thủ tục nhập khẩu.

Hình thức FOB và CIF luôn có sự khác nhau về điều kiện, trách nhiệm, bảo hiểm và nhiều mức thỏa thuận khác.

Điểm khác nhau giữa FOB và CIF

Các điểm khác nhau cơ bản giữa FOB và CIF đó là:

 FOBCIF
Nội dungQuy định về giao hàng lên tàuQuy định về tiền hàng, cươc phí và bảo hiểm
Khai báoĐược khai báo cùng tên cảng xếp hàng trongĐược khai báo cùng cảng đích.
Điểm chuyển giao rủi ro và chi phíĐiểm chuyển giao rủi ro và chi phí: Tại cảng xếpĐiểm chuyển giao rủi ro: Tại cảng xếpĐiểm chuyển giao chi phí: tại cảng dỡ
Nghĩa vụ các bênQuy định người bán không có nghĩa vụ book tàu, mà người mua phải book tàuQuy định người bán sẽ tìm đơn vị vận chuyển

Lý do khiến các doanh nghiệp Việt Nam chọn xuất khẩu FOB

Việc lựa chọn xuất khẩu theo FOB giúp doanh nghiệp nhanh bán được hàng, kết thúc hợp đồng vận tải và chấm dứt toàn bộ trách nghiệm về hàng hóa sau khi chúng được xếp hoàn tất lên tàu.

Đa phần, các Công ty Việt Nam xuất khẩu nguyên nhiên liệu, hàng linh kiện, sản phẩm thô, bán thành phẩm. Do đó giá trị gia tăng thấp cũng như nhu cầu xoay vòng vốn nhanh và mạnh.

Thêm đó là kinh nghiệm về hoạt động xuất khẩu hàng còn non nớt nên sẽ để nhà mua hàng chịu các trách nhiệm còn lại. Nói cách khác, việc FOB được chọn làm hình thức xuất khẩu phổ biến là do doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh để chọn hình thức xuất khẩu khác.

Ratraco Solutions đã giải đáp thắc mắc FOB là gì, CIF là gì, ưu nhược điểm của hai loại hình vận chuyển này cũng như FOB và CIF có gì khác nhau,…Các tư nhân, doanh nghiệp liên quan trong quá trình giao thương hàng hóa quốc tế nên tham khảo để hiểu đúng vấn đề, từ đó áp dụng vào công việc của mình nhằm tránh mọi rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng XNK.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ