Tìm hiểu các ký hiệu thường gặp trên các loại container chở hàng

Container ra đời và trở thành dụng cụ vận tải thuận tiện và hiện đại nhất, nó như một cuộc cách mạng hóa trong ngành vận tải nói riêng và thúc đẩy phát triển kinh tế trong thời đại mới nói chung. Ở những phương tiện hay thùng chứa nào cũng có những quy chuẩn nhất định và Container cũng không phải là ngoại lệ khi nó cũng có những ký hiệu và quy chuẩn riêng tuân thủ theo các công ước vận tải quốc tế. Trong bài viết này hãy cùng RatracoSolutions Logistics tìm hiểu về các ký hiệu thường gặp trên các loại Container chở hàng và chúng có ý nghĩa như thế nào nhé!

Container là gì? Tại sao Container cần có quy chuẩn?

Nói một cách đơn giản thì Container được định nghĩa như một dụng cụ vận tải để vận chuyển hàng hóa. Các container thường có dung tích không ít hơn 1m3, hình dáng cố định, bền chắc và tái sử dụng được nhiều lần. Nó phải được cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường, ngoài ra cũng phải thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác.

Các ký hiệu thường gặp trên các loại container chở hàng
Container là một dụng cụ vận tải dùng để vận tải hàng hóa và tuân thủ theo quy chuẩn nhất định

Tại sao Container cần có những tiêu chuẩn nhất định? Câu trả lời rất đơn giản, khi dụng cụ vận chuyển này phát triển và ngày càng trở nên phổ biến thì đòi hỏi phải tiến hành nhiều tiêu chuẩn hóa Container để đáp ứng được nhu cầu vận tải đa dạng khác nhau. Sự ra đời và tiêu chuẩn hóa của Container như công cụ mang hàng đã giúp tiết kiệm đáng kể chi phí vận tải, đảm bảo tính thuận tiện và khả thi của việc sử dụng kết hợp nhiều phương thức vận tải.

Mỗi ký hiệu trên Container đóng một vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển Container và cung cấp thông tin quan trọng cho tất cả các thực thể trong chuỗi cung ứng liên quan đến việc giám sát và an toàn của Container và hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Nối một cách dễ hiểu, tất cả các ký hiệu trên Container đều biểu thị một ý nghĩa riêng của nó và hiểu về các ký hiệu này rất quan trọng trong việc xử lý các Container, cho dù bạn là người bán hàng, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, kho chứa Container hay công việc của nhà kho.

Các ký hiệu thường gặp trên các loại Container chở hàng

Hệ thống nhận biết (identification system)

Một số container được tạo thành từ 7 ký tự theo một chuỗi số Alpha, gồm 4 chữ cái và 7 số. Số này là duy nhất cho một container và không bao giờ trùng lặp.

Số nhận biết container: Mã BIC (Tiền tố của chủ sở hữu) + Số nhận dạng thiết bị + Số sê-ri + Số kiểm tra.

Các ký hiệu thường gặp trên các loại container chở hàng
Minh họa các ký hiệu thường gặp trên các loại container chở hàng
  • Mã chủ sở hữu (Owner’s Code)

Hay còn gọi là tiếp đầu ngữ Container là tên của chủ sở hữu hoặc bên cho thuê container. Mã này bao gồm 3 chữ cái viết hoa được thống nhất và đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế, thông qua cơ quan đăng kiểm quốc gia hoặc đăng ký trực tiếp với Cục Container quốc tế – BIC (Bureau International Des Containers Et Du Transport Intermodal). Điều này xác định chủ sở hữu hoặc bên cho thuê của container.

Ngoài ra chúng ta còn bắt gặp biểu tượng logo (Owner’s Logo), đây cũng là một cách để nhận biết chủ sở hữu của container.

  • Ký hiệu loại thiết bị

Dựa trên tiêu chuẩn IS06346, chữ cái thứ 4 mang ý nghĩa định danh mục, bao gồm 3 loại chính sau đây:

  • U: container chở hàng (freight container)
  • J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng (detachable freight container-related equipment)
  • Z: đầu kéo (trailer) hoặc mooc (chassis)
  • Số sê-ri (serial number)

Bao gồm 6 chữ số Ả Rập đầu tiên, số này do chủ sở hữu tự đặt và đảm bảo nguyên tắc mỗi số chỉ sử dụng duy nhất cho một container. Do đó phụ thuộc vào chủ sở hữu hoặc nhà điều hành cung cấp.

  • Chữ số kiểm tra (check digit)

Là một chữ số (đứng sau số sê-ri), dùng để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó, gồm: tiếp đầu ngữ, số sê-ri. Số này được sử dụng để xác định xem chuỗi số container có hợp lệ hay không, ngoài ra nó còn được dùng để giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình nhập số container.

Mã kích thước và mã kiểu (size and type codes)

Mỗi container có kích thước tiêu chuẩn và mã loại được chỉ định bởi tổ chức BIC.

  • Mã kích thước: 2 ký tự (chữ cái hoặc chữ số): Ký tự đầu là biểu thị chiều dài của container: số 2 nghĩa là dài 20 feet, số 4 là dài 40 feet, chữ L là dài 45 feet, chữ M là dài 48 feet. Ký tự thứ hai là biểu thị chiều cao của container: số 0 là biểu thị cho 8 feet (8’0”), số 2 là biểu thị 8 feet 6 inches (8’6”), số 5 biểu thị 9 feet 6 inches (9’6”).
  • Mã kiểu: 2 ký tự: ký tự thứ nhất cho biết kiểu container, ký tự thứ hai biểu thị đặc tính chính liên quan đến container. Cụ thể: G (General): Container thường không có hệ thống bảo ôn (ổn định nhiệt), R (Refrigerate): Container lạnh, U (Open top): Cont mở mái, T (Tank container): cont bồn.

Các dấu hiệu khai thác (operational markings)

Dấu hiệu bắt buộc

– Tải trọng Container

  • Max. Gross (Maximum Gross Weight): cho biết trọng lượng tối đa mà container có thể mang theo, tính cả khi đã đóng hàng (bao gồm cả các vật dụng đã chèn lót trong cont)
  • Tare (Tare Weight): Trọng lượng tính của vỏ container, hay còn gọi là trọng lượng của một container rỗng. Đây là một trọng lượng quan trọng được xem xét bởi tất cả các nhà khai thác và lập kế hoạch tàu vì trọng lượng này cần phải được đưa vào khi lập kế hoạch xếp hàng container.
  • Net (Payload hoặc MAX.C.W): Trọng lượng hàng tối đa đóng vào container. Đây là trọng lượng được thể hiện trên vận đơn và nó không bao gồm trọng lượng Tare của container
  • CU.CAP. hoặc Cube: Số khối trong container, được tính bằng m khối và feet khối
Các ký hiệu thường gặp trên các loại container chở hàng
Tải trọng Container giúp bạn khai thác được trọng lương của một thùng container theo nhiều cách khác nhau

– Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm điện từ đường dây điện phía trên, dùng cho tất cả các container có lắp thang leo.

– Dấu hiệu container cao trên 2,6 mét: bắt buộc đối với những container cao trên 8ft 6in (2,6m). Chẳng hạn, hình trên thể hiện container cao 9ft 6in (2,9m)

Dấu hiệu không bắt buộc

  • Khối lượng hữu ích lớn nhất (max net mass) dán trên cửa container
  • Mã quốc gia (country code) gồm 2 chữ cái viết tắt thể hiện tên quốc gia sở hữu container

Dấu hiệu mô tả các thông tin cần thiết

  • CSC, ACEP và các chứng nhận khác – mỗi container hợp pháp và tại chức sẽ có một tấm phê duyệt an toàn hợp lệ gọi là tấm CSC (Công ước an toàn container) theo Công ước quốc tế về các Container 1972
  • Biển Chấp nhận của hải quan
  • Bảng vật liệu chế tạo các bộ phận container; các lưu ý…
  • Ký hiệu của tổ chức đường sắt quốc tế UIC
  • Logo hãng đăng kiểm
  • Test plate (của đăng kiểm), dấu hiệu xếp chồng (stacking height)
  • Mác hãng chế tạo (CIMC, VTC…)

Ký hiệu Container theo dạng

  • DC (dry container), GP (general purpose), ST hoặc SD (Standard): là container thường
  • HC (high cube): là  container cao
  • RE (Reefer): là ký hiệu container lạnh
  • HR (Hi-Cube Reefer): là container lạnh, cao
  • OT (Open Top): là container có thế mở nắp
  • FR (Flat Rack): là container có thể mở nắp, mở cạnh dùng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cồng kềnh

Ký hiệu Container theo kích thước

  • Mã cho chiều dài của container: Có ba loại độ dài tiêu chuẩn của các container thông dụng hiện nay là 10 ft  (2,991 mm), 20 ft (6,058 mm), 30 ft (9,125 mm), 40 ft (12,192 mm), 45 ft (13,716 mm)
  • Chiều cao, hiện chủ yếu dùng 2 loại: thường và cao. Loại container thường cao 8 feet 6 inch (8’6”), loại cao có chiều cao 9 feet 6 inch (9’6”).
  • Phân loại theo chiều rộng: gồm có cont 20’DC, 40’DC, 40’HC

Ký hiệu Container theo loại

  • Cont 20′ và  cont 40′ thường
  • Cont 20′ và cont 40′ cao
  • Cont 20′ và cont  40′ lạnh
  • Flatract 20′, cont40′
  • OT 20′ và OT40
  • Cont 45′
Ký hiệu trên container theo loại
Ký hiệu trên container theo loại

Qua những thông tin bài viết mà RatracoSolutions cung cấp chúng ta hoàn toàn có cái nhìn tổng quan hơn về Container cũng như ý nghĩa của các ký hiệu trên mỗi loại Container chở hàng nhất định. Hiểu biết này không chỉ giúp bạn xác định được chủ sở hữu và tiêu chuẩn về mã kích thước, mã kiểu mà còn xác định được các dạng Container và cách thức phân loại của nó.

Điều này mang ý nghĩa thiết thực và hết sức quan trọng đối với người vận hành cần trục trong quá trình tải/ dỡ hàng, người đóng gói / người khảo sát, người vận chuyển, cơ quan chính phủ,… trong quá trình thiết kế, sử dụng và giám sát quá trình vận chuyển Container đa phương thức khác nhau. Nếu khách hàng đang có nhu cầu vận chuyển Container Bắc Nam hoặc vận chuyển Liên vận quốc tế thì có thể liên hệ trực tiếp với dịch vụ vận tải của RatracoSolutions Logistics để được tư vấn và hỗ trợ đặt hàng nhé!

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

4 những suy nghĩ trên “Tìm hiểu các ký hiệu thường gặp trên các loại container chở hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ