EBS là phí gì? Cách tính thế nào? Ai là người trả phí EBS?

Chắc hẳn những ai làm trong nghề XNK, Logistics đều biết phí EBS. Loại phí này sử dụng để bù đắp chi phí “hao hụt” cho hãng tàu do biến động giá xăng dầu trên thế giới. Song không phải ai cũng hiểu rõ định nghĩa phí EBS là gì? Bên nào chịu trách nhiệm chi trả? Cách tính toán phí EBS thế nào?,…

Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau của RatracoSolutions Logistics, chúng tôi sẽ tổng hợp tin tức từ nhiều nguồn khác nhau để giải đáp thắc mắc EBS là phí gì và các kiến thức liên quan tới EBS. Bạn đọc quan tâm mời update nội dung dưới đây để hiểu thêm về loại phụ phí vận tải biển này.

Sự ra đời của phí EBS – EBS là phí gì?

Sự ra đời của phụ phí EBS

Trong những năm 1970 giá nhiên liệu tự nhiên tăng mạnh với biên độ cực lớn sau cú sốc dầu lửa vừa diễn ra. Việc giá nhiên liệu tăng đã tác động nhiều đến chi phí vận chuyển hàng hóa đường biển và những phụ phí về nhiên liệu, cụ thể là phụ phí EBS đã được ra đời sau cú sốc dầu lửa đó. Các phụ phí này vẫn tiếp tục được sử dụng cho đến tận bây giờ và nó như một điểm đặc trong trong giá dịch vụ vận tải tàu chợ.

Tùy theo từng hãng tàu sẽ áp dụng bảng phụ phí khác nhau. Phí EBS sẽ được tính theo phần tắm của cước biển hay tính dựa trên số mét khối hàng, khối lượng hàng hay có môi container. Thực tế, giá nhiên liệu giảm thì phụ phí nhiên liệu cho thể được các hãng tàu điều chỉnh giảm theo.

EBS là phí gì? Cách tính thế nào? Ai là người trả phí EBS?
Phí EBS là phụ phí xăng dầu thường được sử dụng trong các tuyến vận tải hàng hóa đường biển đi các nước thuộc khu vực Châu Á.

EBS là loại phí gì?

EBS là phí gì? EBS là viết tắt của cụm từ “Emergency Bunker Surcharge” và phí EBS được hiểu đơn giản là là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu được sử dụng cho những tuyến hàng đi Châu Á. Mục đích chính của loại phí này đưa ra nhằm bù đắp cho chi phí “hao hụt” cho hãng tàu bởi biến động của giá xăng dầu, nhiên liệu trên thế giới. Đối với những tuyến hàng đi Châu Âu, phí này sẽ đổi thành ENS, viết đầy đủ là “Entry Summary Declaration”.

=> Như vậy, phí EBS thực chất là một loại phụ phí trong vận tải biển mà hãng tàu thu từ chủ hàng hóa để bù vào chi phí phát sinh do sự biến động của giá xăng dầu. Bạn cần lưu ý rằng loại phí này sẽ không được tính trong Local Charges.

Tại sao cần phải sử dụng phí nhiên liệu EBS?

Nhu cầu vận chuyển hàng hóa đường biển là không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Các tàu chở hàng hóa phải là những tàu container lớn và để duy trì tốc độ cao đảm bảo cung cấp Dịch vụ vận chuyển nhanh cần sử dụng nhiều nhiên liệu dẫn đến chi phí nhiên liệu cao.

Trong khi đó, giá nhiên liệu trên thị trường luôn có sự biến động và khi giá nhiên liệu tăng đột ngột các hãng tàu chợ, đặc biệt là công hội không thể ngay lập tức điều chỉnh giá cước phù hợp với ảnh hưởng bất lợi từ việc tăng giá nhiên liệu. Do đó khi trường hợp này xảy ra, việc điều chỉnh phụ phí nhiên liệu linh hoạt sẽ là công cụ hữu hiệu nhất để bù đắp chi phí cho các hãng tàu.

Xem thêm  Handling Fee là gì? Handling Fee và THC Fee có gì khác, giống nhau?

Tùy theo quy định của mỗi hãng tàu và hiệp hội tàu sẽ áp dụng bảng phụ phí khác nhau. Phụ phí EBS được tính dưới theo phần trăm của cước biển hoặc khoản tiền cụ thể trên một mét khối hàng, một tấn hàng hay cũng có thể tính gộp cho mỗi container. Căn cứ theo tình hình thực tế tùy hãng tàu có thể giảm phụ phí khi giá nhiên liệu giảm hoặc những trường hợp cụ thể nào khác.

Cách tính phí EBS thế nào? Ai là người trả phí EBS?

Phí EBS là phí gì đã được lý giải, kế đến bạn cũng cần phải biết được cách tính phí cũng như ai là người chịu trách nhiệm chi trả khoản phụ phí xăng dầu Emergency Bunker Surcharge EBS. Hãy cùng RATRACO SOLUTIONS – Đơn vị vận chuyển hàng bằng container Chuyên nghiệp, Giá rẻ tìm đọc nội dung dưới đây để có câu trả lời:

Phí EBS bao nhiêu?

Nhiều người sẽ băn khoản không biết phụ phí EBS là bao nhiêu? Tuy nhiên, mức phí này sẽ không cố định mà sẽ phụ thuộc vào mức phí của hãng tàu và tình hình thực tế. Như vậy, giá phụ phí EBS sẽ do các hãng tàu tự quyết định dựa vào khối lượng hàng hóa, kích thước hàng hóa hay phần tắm của cước biển. Thực tế thì nếu giá xăng dầu giảm, khoản phụ phí này cũng có thể được các hãng tàu cân đối giảm theo.

=> Vậy, để biết được khoản phụ phí EBS cụ thể là bao nhiêu, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới hãng tàu hoặc các đơn vị vận tải để xin báo giá. Việc làm này cũng giúp bạn có thể cân đối chi phí cho hàng hóa và lựa chọn được một hãng tàu hay một Đơn vị vận chuyển hợp lý.

EBS là phí gì? Cách tính thế nào? Ai là người trả phí EBS?
Muốn biết phụ phí EBS bao nhiêu, các DN, đơn vị liên quan cần liên hệ với hãng tàu hoặc Đơn vị vận tải hàng hóa và cũng lưu ý là phí này không cố định.

Ai là người chi trả phí EBS?

Phí EBS thường sẽ được thỏa thuận trong các hợp đồng xuất nhập khẩu hay hợp đồng ngoại thương. Trong trường hợp hợp đồng không nêu rõ quy định về khoản phí này thì các hãng tàu sẽ quy định người chi trả phí EBS. Một ví dụ cho bạn dễ hình dung về việc chi trả phí EBS có thể kể đến như sau:

Doanh nghiệp tại Việt Nam nhập khẩu một lô hàng gọng kính thời trang từ Trung Quốc với giá FOB (giá FOB là giá bao gồm các chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu và thuế làm thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu bên nước của người bán, ở đây là Trung Quốc). Với điều kiện nhập là FOB, bên mua luôn luôn là bên phải trả chi phí cho EBS. Do đó, khi thương thảo hợp đồng thì các bên phải kiểm tra, tham khảo các điều khoản về chi phí và các phần phí phát sinh (nếu có) để có thể rõ ràng về bên nào sẽ là người chi trả phí phát sinh để tránh xảy ra tranh chấp.

* Ví dụ: Công ty X nhập khẩu một lô hàng đồ chơi trẻ em từ Trung Quốc, giá FOB. Đơn hàng phát sinh thêm phí EBS. Công ty X và nhà cung cấp ở bên Trung Quốc đang tranh cãi với nhau xem ai là người phải trả phí này. Công ty X đưa ra lý do vì phí này phát sinh ở Trung Quốc nên nhà cung cấp phải trả. Còn nhà cung cấp đưa ra lý do rằng họ bán giá FOB không phải là người mua cước tàu, mặt khác EBS là phụ phí xăng dầu, nên họ không phải trả phí này.

Vậy, trường hợp này bên nào phải trả phụ phí EBS này? Để giải quyết tình huống trên, chúng ta cần làm rõ 2 vấn đề là hàng được nhập từ quốc gia nào và nhập theo điều kiện gì? Khi làm hợp đồng mua bán các bên nên tham khảo giá những khoản phí phát sinh đồng thời đưa ra những thỏa thuận, đàm phán các phí này bên nào sẽ phải chịu khi phát sinh trong hợp đồng.

Xem thêm  Mức phạt xe quá tải theo quy định mới nhất năm 2024 là bao nhiêu?

Để tránh những tình huống như trên xảy ra, hai bên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Trường hợp trong hợp đồng không ghi cụ thể bên nào trả phí EBS thì thu EBS ở đâu là do hãng tàu quy định. Dựa vào luật hãng tàu để thu phí này.

>>Xem thêm: Certificate Of Conformity là gì?

Khách hàng được lợi gì khi tin chọn Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch tại Ratraco Solutions?

RATRACO SOLUTIONS tự hào là một trong những Đơn vị vận chuyển container đường sắt Bắc Nam, Quốc tế Chuyên nghiệp, Uy tín, An toàn được sự tín nhiệm cao từ khách hàng là Cá nhân lẫn Doanh nghiệp, Tập đoàn lớn. Tiếp nối thành công của Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt, nay chúng tôi tiếp tục nâng cao năng lực vận tải của đơn vị mình bằng cách cung cấp ra thị trường “Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch đường biển” giá rẻ cạnh tranh tốt nhất sang các nước Mỹ, Úc, Đức, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…

Vai trò của RATRACO sẽ là Người gom hàng (Consolidator) sẽ gom các lô hàng lẻ (LCL) của nhiều Chủ hàng tại Kho đóng hàng lẻ (CFS), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng đích, việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là Gom hàng (Consolidation).

Nếu khách hàng có thắc mắc về phí EBS là phí gì hay các khái niệm Chuyên ngành Logistics, Xuất nhập khẩu, chứng từ, vận đơn, phí, phụ phí,…sẽ được các nhân viên chuyên trách kinh doanh mảng dịch vụ này giải đáp và tư vấn trực tiếp cho bạn. Phương thức vận tải hàng số lượng lớn hàng lẻ LCL Chính Ngạch theo khối áp dụng, gồm:

  • Vận chuyển hàng LCL từ Cảng tới Cảng;
  • Vận chuyển hàng lẻ từ Cảng tới Kho;
  • Vận chuyển hàng LCL từ Kho tới Kho;
  • Vận chuyển hàng hóa tận nơi theo yêu cầu;
  • Các dịch vụ đi kèm khác tùy nhu cầu cụ thể của khách hàng.
EBS là phí gì? Cách tính thế nào? Ai là người trả phí EBS?
Nhằm nâng cao năng lực vận tải đường biển, Ratraco cung cấp Dịch vụ gom hàng lẻ và vận chuyển đi các nước Chính Ngạch giá rẻ theo quy trình chuyên nghiệp từng bước một.

=> Vậy, nếu có nhu cầu gửi hàng LCL đi Mỹ, Đức, Úc, Nhật, Hàn, Thượng Hải,…liên hệ ngay với Đơn vị chuyên cung cấp Dịch vụ gom hàng lẻ và vận chuyển hàng LCL bằng container đường biển Ratraco Solutions để được báo giá cụ thể, tốt nhất.

Lợi ích khách hàng nhận lại từ Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch

Dưới đây là những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận lại từ Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch tại Ratraco Solutions:

  • Ratraco là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường;
  • Giá cước gửi hàng LCL đi các nước bằng container rẻ cạnh tranh, lịch trình ổn định, ưu tiên giao và khai thác hàng nhanh từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
  • Am hiểu chính sách quản lý chuyên ngành đa dạng nhiều mặt hàng lẻ LCL;
  • Có Bảo hiểm hàng hóa khi sử dụng Dịch vụ XNK hàng LCL Chính Ngạch đi Mỹ, Đức, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…;
  • Hợp đồng gom hàng lẻ – vận chuyển đi các nước (và ngược lại) quy định trách nhiệm Nhà vận chuyển;
  • Trang bị xe kéo Container, Container đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng tại 2 đầu cảng biển hiện đại, chắc chắn;
  • Năng lực vận tải biển lớn, không hạn chế, gom hàng một container càng nhiều càng tiết kiệm chi phí;
  • Tính an toàn cao, do các phương tiện tàu hàng hiếm khi xảy ra tai nạn va chạm, đổ vỡ;
  • Sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của khách về thời gian, giá cả, lịch tàu, thủ tục, vận đơn đường biển,…;
  • Kết nối làm việc với hải quan cổng, kho bãi giúp khách hàng lấy hàng nhanh thuận lợi;
  • Kết nối linh hoạt với các hãng, các doanh nghiệp lớn trong nước và trên thế giới;
  • Thường xuyên cập nhật lịch tàu mới, nhanh chóng và chuẩn xác;
  • Đội ngũ nhân viên được đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu, giàu kinh nghiệm;
  • Tình hình hàng hóa được cập nhật và thông báo đến quý khách thường xuyên và kịp thời;
  • Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu khi khách hàng yêu cầu;
  • Ratraco cam kết bảo đảm sự an toàn, nguyên vẹn 100% của hàng hóa.
Xem thêm  Tiêu chuẩn xuất khẩu khoai lang sang Trung Quốc hiện nay

Giá cước phí vận chuyển hàng lẻ đi Mỹ, Đức, Úc, Hàn, Nhật,…bằng container Chính Ngạch

Cước phí xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch phụ thuộc các yếu tố sau:

  • Theo tính chất hàng hóa: Hàng hóa thông thường, hàng nặng, hàng hóa chất, hàng giá trị cao, hàng dễ vỡ, hàng có mùi hôi, hàng yêu cầu chất xếp đặc biệt,…;
  • Hàng theo trọng lượng hàng hóa;
  • Theo điều kiện giao nhận hàng hóa: Door to door, CY-CY, Hay CY door;
  • Các loại hàng đóng vào container đặc biệt, Open top, Flatrac,…;
  • Hàng theo mùa: Hàng vào mùa cao điểm, mùa thấp điểm, hàng mùa gạo, hàng mùa tết;
  • Số lượng hàng hóa đi thường xuyên hay không, đi số lượng theo lô hàng…

Song song đó, CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO cũng đã và đang đẩy mạnh Dịch vụ vận chuyển liên vận Quốc tế Chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu Giá rẻ cạnh tranh, Uy tín hàng đầu, An toàn là trên hết. Quý khách có thể linh động gửi hàng theo các phương thức từ Ga – Ga, Ga – Kho hoặc Kho – Kho,…

* Ratraco nhận vận chuyển số lượng lớn các mặt hàng bằng đường sắt:

  • Hàng nông sản: Gạo, lúa mì, bột mì, sữa, động vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tươi,…;
  • Hàng công nghiệp: Dệt may; Giày dép; Đồ gỗ; Valy, túi xách, ô dù; Điện thoại các loại và linh kiện; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện; Phương tiện vận tải và phụ tùng; Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; Dây điện, cáp điện; Nguyên phụ liệu dệt may, da giày; Nhựa và sản phẩm nhựa; Phân bón; Hóa chất,…;
  • Hàng tiêu dùng được vận chuyển trong thị trường nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Châu Âu và ngược lại…

* Phương thức đóng gói, bảo quản hàng hóa của Ratraco: Hàng hóa sẽ được sắp xếp trong các toa xe mui kín, container khô, lạnh (40 HC, 45 HC-RF) thuận lợi cho hoạt động lưu trữ, xếp dỡ và vận chuyển.

Như vậy, với những kiến thức căn bản trên đã làm rõ khái niệm EBS là phí gì, cách tính phí EBS thế nào, ai là người chịu phí EBS,…Theo đó, việc thương lượng trước giữa các bên về khoản phí này ai phải chi trả rất cần thiết để tránh những vướng mắc không đáng có trong quá trình giao thương, xuất nhập khẩu hàng trên biển. Nhu cầu gom hàng lẻ và vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch hiện đang tăng cao, do đó Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng Dịch vụ XNK hàng LCL giá rẻ, vui lòng liên hệ với RatracoSolutions Logistics theo Hotline bên dưới để được hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ