Freight prepaid và freight collect là gì? Hai thuật ngữ này quan trọng như thế nào trong hoạt động thương mại? Nếu mới bắt đầu xuất nhập khẩu, bạn có thể thấy các thuật ngữ này trên Bill of lading hoặc AWB và thắc mắc về ý nghĩa thực sự của chúng. Nếu bạn là một Công ty forwarder thì sẽ bắt gặp những thuật ngữ này được sử dụng thường xuyên khi giao tiếp với các hãng tàu và forwarder khác trên khắp thế giới.
Mọi thắc mắc của bạn đọc sẽ được Ratraco Solutions chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây để sớm có câu trả lời chuẩn xác về khái niệm freight prepaid là gì, freight collect là gì, có điểm gì giống và khác nhau?…cùng một số thông tin kiến thức liên quan khác giúp bạn hiểu hơn về 2 loại cước phí thông dụng này.
Khái niệm về freight prepaid và freight collect
Freight prepaid là gì?
Freight Prepaid hay cước Prepaid là cước trả trước mà shipper (người gửi) phải trả cho hãng tàu tại cảng xuất trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Theo đó, hàng hóa muốn lên được tàu thì bắt buộc shipper phải trả trước cước vận chuyển cho hãng tàu trước khi chuyển hàng đi vì hãng tàu không chấp nhận công nợ.
Tuy nhiên, không phải khi nào người gửi cũng phải trả cước Prepaid trước. Bởi thực tế, thời hạn thanh toán có thể phụ thuộc vào mối quan hệ giữa chủ hàng và hãng tàu hoặc đại lý tàu. Một số hãng tàu có thể sẽ đồng ý cho bạn trả cước khi chủ hàng đến hãng tàu, đại lý tàu lấy Bill gốc hoặc khi phát hành Bill. Thậm chí, trong trường hợp sử dụng Bill Surrender (điện giao hàng) thì hãng tàu có thể thu cước trước khi gửi điện giao hàng cho người nhận.
Thông thường, Freight Prepaid sẽ được thu đối với các hợp đồng mua bán theo giá CIF và chỉ áp dụng khi phát hành Master Bill và House Bill. Giữa các đại lý Forwarder với nhau, khi phát hành Master Bill thì trên Bill sẽ thể hiện rõ Freight Prepaid. Tức là khoản phí này sẽ trả trước tại cảng xuất hàng. Tuy nhiên, giữa các đại lý thường có chính sách công nợ nên họ có thể thu khoản phí này sau một thời gian nhất định.
Freight collect là gì?
Freight Collect hay cước Collect là cước phí trả sau mà người nhận (người mua) phải trả tại cảng đến khi nhận hàng. Thông thường, loại cước này sẽ được thu khi hợp đồng mua bán tính theo giá FOB hoặc EXW hay làm hàng chỉ định, chỉ định hãng tàu nhất định.
Tại cảng dỡ hàng hay cảng đến đại lý của Forwarder sẽ là người trực tiếp thu cước. Theo đó, khi hàng đến nơi, người nhận sẽ nhận được thông báo về cước phí và lệnh giao hàng. Để lấy được lệnh giao hàng thì họ phải thanh toán hoặc có thể điều chỉnh theo công nợ hoặc hộ đồng. Thông thường, cước Collect sẽ được thể hiện trên House Bill do Forwarder phát hành.
Tại sao lại có cước collect và cước prepaid?
Đứng ở góc độ lợi ích của hãng tàu, hãng muốn tránh rủi ro bị nợ cước và không đòi được. Nếu điều kiện bán hàng là nhóm C, D người Xuất khẩu là người thuê tàu. Người xuất khẩu là người trả tiền cước – Freight. Hãng tàu thường phải thu cước trước. Vì nếu hàng đến cảng đích mà tiền cước chưa được trả, hãng tàu muốn giữ hàng lại thì không thể được, vì chỉ cần người nhập khẩu trình giấy B/L hợp lệ thì họ lấy được hàng. Người bán là người thuê tàu, nên hãng tàu phải giải quyết nợ cước với người xuất khẩu.
Nếu điều kiện bán hàng là nhóm E, F thì người nhập khẩu là người thuê tàu. Người nhập khẩu là người trả tiền cước – Freight. Hãng tàu thường chấp nhận thu cước sau (đợi hàng đến cảng đích rồi mới thu). Và nếu hàng đến cảng đích rồi mà tiền cước chưa được trả thì hãng tàu sẽ giữ hàng lại. Khi nào người nhập khẩu trả tiền cước xong mới cho hàng ra.
Tuy nhiên thực tế nếu người xuất khẩu là khách hàng VIP truyền thống thì hãng tàu sẵn sàng cho người xuất khẩu nợ, trả chậm tiền cước. Khi đó trên B/L hãng tàu thể hiện là Freight Collect. Là một người nhập khẩu, trong lần đầu làm ăn, nếu muốn mua bán theo điều kiện người xuất khẩu phải thuê tàu (nhóm C, D) thì nên yêu cầu người bán phải có đc B/L ghi rõ là Freight Prepaid
Tìm hiểu điểm giống, khác nhau giữa freight prepaid và freight collect đó là gì?
Sau khi tìm hiểu về 2 khái niệm freight prepaid là gì, freight collect là gì thì hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu về bản chất của 2 loại cước này. Để phân biệt freight prepaid và freight collect, bạn có thể tham khảo điểm giống và khác nhau mà Đơn vị vận chuyển hàng bằng container RatracoSolutions Logistics chia sẻ dưới đây:
Điểm khác nhau
Tiêu chí | Freight Prepaid | Freight Collect |
---|---|---|
Bên trả cước | Người gửi chịu trách nhiệm thanh toán phí vận chuyển. Đồng thời, họ phải chi trả các khoản phí khác và phí phát sinh liên quan đến hoạt động vận chuyển quốc tế. | Người nhận chịu trách nhiệm thanh toán phí vận chuyển. Đồng thời, các chi phí khác gồm cả phí phát sinh cũng do họ trả. |
Bên thu cước | Hãng tàu thu của người gửi | Đại lý của Forwarder thu từ người nhận |
Cảng trả cước | Cảng xếp hàng | Cảng dỡ hàng |
Vận đơn thể hiện | Trên Master Bill và House Bill | Chỉ có trên House Bill |
Điều kiện mua hàng áp dụng | Thường được sử dụng trong các điều kiện terms nhóm C và D | Thường được sử dụng trong các terms nhóm E và F |
Điểm giống nhau
- Đều là những loại phí sẽ được trả cho bên nào mà bạn trực tiếp book tàu;
- Đều là Local Charges được trả tại cảng xếp hàng hoặc dỡ hàng;
- Đều là phí được thu khi xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển.
Mục đích của Freight Collect và Freight Prepaid là để tránh rủi ro cho hãng tàu, loại bỏ tình trạng bị nợ cước không đòi được.
- Trường hợp bên xuất khẩu là bên thuê tàu thì hãng tàu thu cước trước vì chỉ cần bên nhập khẩu trình giấy tờ hợp lệ là có thể lấy hàng.
- Trường hợp bên nhập khẩu là bên thuê tàu thì có thể thu tiền sau, hàng về cảng đích thì bên nhập khẩu sẽ phải tiến hành thanh toán trả tiền mới có thể lấy hàng.
>>> Xem thêm: Outbound logistics là gì?
Những điều cần lưu ý khi vận tải hàng hóa bằng đường biển
Sau khi nắm rõ được freight prepaid và freight collect thì bạn cũng cần biết khi vận chuyển hàng hóa qua đường biển, để đảm bảo hàng được đến nơi một cách nhanh chóng, an toàn thì cần “bỏ túi” cho mình một số lưu ý sau:
- Tìm hiểu kỹ về các loại phí và phụ phí liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa qua đường biển để chắc chắn không bị nhầm lẫn khi gửi hàng;
- Kiểm tra kỹ hàng hóa gửi vận chuyển để chắc chắn loại hàng gửi đi không thuộc danh mục cấm vận chuyển theo quy định của Nhà nước;
- Chú ý đóng gói hàng hóa đúng cách để đảm bảo an toàn và hạn chế những rủi ro hư hỏng, mất cắp,…có thể gặp phải;
- Thống nhất kỹ với bên mua hoặc bên bán khi ký kết hợp đồng mua bán theo điều kiện Incoterms nào. Căn cứ vào điều kiện trên hợp đồng mà xác định các loại phí phải trả theo quy định.
Với những chia sẻ hữu ích trên, hi vọng quý bạn đọc quan tâm thắc mắc vấn đề này đã hiểu đúng về định nghĩa freight prepaid là gì, freight collect là gì cũng như điểm giống, khác nhau giữa freight prepaid và freight collect. Và từ đó cũng sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công việc của mình, mọi giao dịch lưu thông hàng hóa cũng trở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn bao giờ hết. Vậy, nếu bạn còn đang phân vân về các dịch vụ trong logistics và xuất nhập khẩu có thể liên hệ ngay theo Hotline bên dưới của Ratraco Solutions để được hỗ trợ chu đáo tốt nhất nhé!
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247