Bạn muốn tìm hiểu những khái niệm liên quan tới vận đơn đích danh, vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh nhưng lại chưa có đủ nền tảng kiến thức để nắm rõ từng định nghĩa nhằm hỗ trợ hiệu quả tốt nhất cho quá trình lưu thông, vận tải hàng hóa đi xe.
Trong bài viết này, Ratraco Solutions sẽ cung cấp đầy đủ nguồn tin cần thiết để các doanh nghiệp hoặc bất kỳ cá nhân nào cũng đều biết chắc đâu là tầm quan trọng của một chứng từ vận đơn (Bill of Lading), đồng thời cũng ghi nhớ một số vấn đề quan trọng trước khi thực hiện ký kết bản vận đơn theo đúng quy định, trình tự. Cùng chúng tôi theo dõi và tìm đọc nội dung bên dưới thật kỹ để đảm bảo quá trình vận tải hàng hóa dù bằng phương thức nào đi nữa đều diễn ra suôn sẻ, an toàn, nhanh chóng và thuận lợi nhé.
XEM THÊM: Dịch vụ vận tải Container đường bộ giá rẻ
Tìm hiểu về các loại vận đơn đích danh, vận đơn vô danh và vận đơn theo lệnh
Vận đơn đích danh là gì
Vận đơn đích danh (Straight B/L) là loại vận đơn có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc là không thể chuyển nhượng được cho người khác bằng cách ký hậu chuyển nhượng và chỉ người có tên trên vận đơn mới được phép nhận hàng. Các trường hợp vận chuyển hàng hoá của vận đơn đích danh bao gồm:
- Quà biếu
- Cá nhân gửi cá nhân
- Hàng hoá vận tải trọng nội bộ công ty
- Hàng hoá dùng để triển lãm.
Vận đơn vô danh là gì
Vận đơn vô danh (to bearer B/L) là loại vận đơn mà tên người nhận hàng sẽ bị bỏ trống (được ghi là vô danh) hoặc phát hành theo lệnh nhưng không ghi rõ là theo lệnh của ai, hoặc phát hành theo lệnh cho một người hưởng lợi nhưng người đó đã ký hậu vận đơn và không chỉ định một người hưởng lợi khác.
Vận đơn theo lệnh là gì
Vận đơn theo lệnh là gì? Vận đơn theo lệnh (To order B/L) là loại vận đơn B/L không ghi tên và địa chỉ người nhận hàng trên đó mà chỉ ghi “theo lệnh” (to order) hoặc có ghi tên của người nhận hàng nhưng đồng thời ghi thêm “hoặc theo lệnh” (or to order). Người nào được quyền đi nhận hàng là tùy thuộc vào người ra lệnh. Tại mục người nhận hàng (Consignee) có thể ghi như sau:
- To order of shipper – theo lệnh của người gửi hàng: Khi thể hiện theo lệnh người gửi hàng, hàng hóa sẽ được chuyển giao cho người được chỉ định của người ký hậu đó, chính là người gửi hàng (shipper). Nhiều trường hợp, trên vận đơn chỉ được ghi là “To order” thì vận đơn đó được hiểu là theo lệnh của người gửi hàng
- To order of consignee – theo lệnh của người nhận hàng: Vận đơn này được giao theo lệnh của người, công ty hay tổ chức nào đó được ghi trong cột “Consignee” hoặc “To order of ” của vận đơn bằng cách người đó sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn và ghi tên người nhận hàng vào đó
- To order of bank – theo lệnh của ngân hàng phát hành: Trên B/L thông tin của ngân hàng được ghi trên vận đơn sẽ ký hậu vào mặt sau của vận đơn. Khác với vận đơn đích danh, do tính chất linh hoạt về người nhận hàng nên vận đơn này trong mua bán quốc tế được dùng khá phổ biến, có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu chuyển nhượng ghi trên bill để chuyển từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác
* Vận đơn theo lệnh được dùng rất phổ biến trong buôn bán và vận tải hàng hóa quốc tế, có thể chuyển nhượng được bằng cách ký hậu:
– Ký hậu (Endorsement): là một thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L từ người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác.
– Người ký hậu phải ký tên, đóng dấu vào mặt sau B/L và trao cho người hưởng lợi
– Về mặt pháp lý, hành vi ký hậu của người ký tên trên B/L thừa nhận việc từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa ghi trên B/L cho người được hưởng.
– Người ký hậu phải tuân thủ theo các quy định như:
- Phải ký vào chính B/L gốc
- Ký hậu bằng ngôn ngữ của chính người hưởng lợi trên B/L
- Phải thể hiện rõ ý chí về việc chuyển nhượng quyền sở hữu B/L.
* Các cách ký hậu thường được sử dụng hiện nay:
- Ký hậu theo lệnh: Mặt sau của B/L gốc, người ký hậu ghi “theo lệnh của…”
- Ký hậu đích danh: Mặt sau của B/L gốc, người ký hậu ghi rõ tên người hưởng lợi, ký và đóng dấu xác nhận
- Ký hậu vô danh/để trống: Mặt sau của B/L gốc, người ký hậu chỉ ghi tên mình, ký và đóng dấu xác nhận hoặc ghi rõ là để trống
- Ký hậu miễn truy đòi (without recourse).
Tác dụng chính của vận đơn trong vận tải hàng hóa
Dưới đây là những tác dụng của vận đơn mà khách hàng cần phải biết khi thực hiện hợp đồng vận tải hàng hóa:
- Vận đơn được dùng làm tài liệu đi kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ mà người bán sẽ gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng
- Vận đơn hàng hóa chính là căn cứ xác thực để nhận hàng, xác định số lượng hàng mà người bán sẽ gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người chuyên chở) đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm như quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương (vận đơn)
- Vận đơn đóng vai trò như chứng từ để cầm cố, mua bán và thực hiện việc chuyển nhượng hàng hóa (nếu cần)
- Vận đơn cũng chính là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo hiểm hay những người khác có liên quan
- Vận đơn là căn cứ xác định số lượng hàng hóa đã được người bán gửi cho người mua, dựa vào đó người ta thống kê, ghi sổ và theo dõi việc thực hiện hợp đồng
- Và ngoài ra, vận đơn còn là căn cứ khai báo hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa nhanh chóng, thuận tiện.
Những lưu ý trước khi ký kết Bill of Lading (vận đơn) với Dịch vụ vận tải Ratraco Solutions
Một vài những điều cần lưu ý trước khi ký kết vận đơn hàng hóa dành cho các bên liên quan:
Kiểm tra form mẫu của vận đơn: Trước khi ký kết một vận đơn (B/L), bạn nên xem xét thật kĩ về độ chính xác và tính pháp lý của form mẫu. Xem xét xem nó có khớp với form đã đăng ký chưa hoặc nó có phải là phiên bản mới nhất hiện đang lưu hành hay không,…
Xác minh chi tiết về địa điểm: Đơn vị vận tải không có nghĩa vụ phải tìm hiểu xem người gửi hàng có ký gửi hàng hóa cho người nhận hàng đúng địa điểm hay không nhưng người ký phải thực hiện việc kiểm tra ít nhất người nhận hàng hoặc thông báo được đề cập trên vận đơn là cùng một quốc gia với điểm đến. Nếu vận đơn được phát hành không có việc kiểm tra này thì khả năng việc nộp bản kê khai tại POD có thể sẽ bị trì hoãn, từ đó ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của tàu theo cách không mong muốn
Xác minh chi tiết về hàng hóa: Phải thật cẩn thận để chắc chắn rằng, chi tiết hàng hóa trên vận đơn là trùng khớp với các chi tiết được cung cấp bởi khách hàng tại thời điểm đặt chỗ, tại thời điểm vận tải hàng hóa vào cảng và cả các phê duyệt nhận được từ các quý khác nhau…Hãy chắc chắn một điều rằng, việc xác minh hàng chi tiết này cũng là để bạn biết được một vài khách hàng xấu tính có thể đã đặt thứ gì khác so với tuyên bố trên vận đơn trên Container hàng của mình.
Xem thêm
Đảm bảo hàng hóa được nhận cho lô hàng hoặc vận tải hàng trên tàu: Hãy luôn kiểm tra thông tin và điều khoản chính xác của tàu có được phản ánh rõ ràng, minh bạch trên vận đơn hay không
Hóa đơn vận đơn gốc phải được phát hành đúng số và được đánh dấu thích hợp: Khi vận đơn được phát hành theo bản gốc và bản sao, phải cẩn thận để phát hành đúng số.
Không bao gồm các điều khoản thương mại: Các điều khoản thương mại liên quan đến hợp đồng mua bán không phải là một phần của vận đơn và không nên được đưa vào vận đơn…Theo các hãng vận tải, các thông tin này sẽ bao gồm: giá trị hàng hóa, Incoterms, thư tín dụng,…Nếu vận đơn ghi giá trị hàng hóa thì mặc nhiên nó sẽ thành “vận đơn Valorem”.
Trên đây là những khái niệm liên quan cũng như cách phân biệt giữa các loại vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh và vận đơn vô danh, nếu bạn mới tìm hiểu về lĩnh vực vận tải hoặc xuất nhập khẩu hàng hóa thì cần phải tham khảo tìm đọc thật chi tiết, kĩ càng trước để có cái nhìn khách quan chuẩn xác nhất nhé. Một khi đã hiểu được vận đơn theo lệnh là gì hay vận đơn vô danh là gì, vận đơn đích danh là gì thì chắc chắn mọi vấn đề còn lại có liên quan tới chứng từ, giấy tờ, thủ tục xuất trình kiểm tra hàng từ cán bộ hải quan thông quan sẽ được giải quyết nhanh chóng, đảm bảo không xảy ra bất kỳ vướng mắc hay trở ngại không đáng có nào. Nếu bạn có câu hỏi nào thắc mắc về vận đơn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua thông tin cung cấp về email và số điện thoại bên dưới nhé.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247