Bạn đang có những thắc mắc liên quan tới vận tải đường thủy nội địa? Bạn chưa nắm rõ thông tin vận tải đường sông phát triển nhất ở vùng nào của nước ta hiện nay để chủ động hơn trong việc tìm kiếm, liên kết với một đơn vị vận tải uy tín, tận tâm và chất lượng hàng đầu? Hay bạn đang có những lo ngại về tuyến đường vận tải đường sông sẽ xảy ra các sự cố không mong đợi gây thất thoát hàng hóa, tài sản? Trong bài viết này, Ratraco Solutions sẽ giải đáp tất tần tật mọi vấn đề mà chúng tôi đã đề cập trên.
Có thể bạn quan tâm
+ Dịch vụ vận chuyển Container đường sắt giá rẻ
+ Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Bắc Nam
Việt Nam có tuyến đường vận tải đường sông nào?
Hiện nay, tại Việt Nam có tổng cộng 45 tuyến giao thông đường thủy chính yếu, trong đó khu vực phía Bắc có 17 tuyến, khu vực miền Trung phía có 10 tuyến và khu vực phía Nam có 18 tuyến. 45 tuyến giao thông đường thủy này đều là những tuyến đường chính, đã và đang nhận được sự đầu tư của Nhà nước, hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đường thủy hay đường sông của hành khách, hàng hóa của các đơn vị, Doanh nghiệp vận tải trong nước.
Đặc biệt ở nước ta, vận tải đường thủy được sử dụng nhiều trong những lô hàng đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, đi qua biển Đông. Cũng chính vì thế mà việc phát triển hệ thống vận tải đường sông, đường biển cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển nền An ninh – Quốc phòng nói chung. Ngày nay, các tuyến đường vận tải hàng đường thủy đều đã được trang bị hệ thống bến, cảng phù hợp với từng khu vực địa hình, mật độ dân số, tuy nhiên vận tải đường sông mặc dù có chi phí thấp nhưng vẫn chưa phát triển phổ biến như các loại hình khác như đường sắt, đường bộ hay đường hàng không. Nguyên nhân chính ở đây là do vận tải đường sông còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, vận tốc di chuyển khá lâu và quan trọng hơn cả là sau khi cập bến vẫn cần đến các phương tiện vận tải khác để đưa được hàng tới tận địa điểm giao nhận theo yêu cầu.
Vận tải đường sông phát triển ở vùng nào của nước ta?
- Vận tải đường biển góp phần làm giảm sức ép lên các loại hình giao thông vận tải khác, nhất là đường bộ nên quá trình vận tải hàng hóa giữa các tỉnh thành trên cả nước luôn được thông suốt, mạch lạc
- So với đường bộ thì vận tải theo đường sông có khối lượng lớn, lịch trình ổn định và chi phí tiết kiệm hơn từ 30-40%, được đánh giá là chiếm ưu thế tuyệt đối trong các phương tiện vận tải thông dụng hiện nay
- Hiện có khá nhiều cảng biển lớn trong nước như cảng Cái Mép, cảng Cái Lái, cảng Đà Nẵng, cảng Hải Phòng,…là một yếu tố rất thuận lợi để phát triển vận tải bằng đường biển
- Giúp giảm thiểu các tai nạn và tổn thất không đáng có về hàng hóa. Khi sử dụng dịch vụ vận tải biển, khách hàng có thể an tâm về sự an toàn của từng kiện hàng.
Vùng kinh tế nào ở nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển giao thông đường sông? Câu trả lời đó là hoạt động vận tải hàng hóa trên tuyến thủy, đường sông nội địa chiếm tỷ trọng lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc thù của ĐBSCL – đây được xem như là vùng đất đầy tiềm năng của các vựa lúa, vựa thủy sản và trái cây lớn nhất cả nước, là có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt,…với tổng chiều dài gần 28.000km. Mạng lưới tuyến ĐTNĐ khu vực phía Nam và ĐBSCL có 101 tuyến (tổng chiều 3.186.3km), mang tính chất liên tỉnh và quốc tế. Cùng với đó khả năng vận chuyển hàng hóa và hành khách của giao thông vận tải đường sông lớn nhất ở vùng Nam Bộ, ĐBSCL luôn được đánh giá cao và mang lại hiệu quả rất tốt.
Trong đó, có 6 tuyến xuất phát từ biên giới ra hướng biển Đông (cho phép tàu từ 500 – 5.000T hoạt động) và hai tuyến ngang nối TP Hồ Chí Minh đi các tỉnh (cho phép tàu 300T hoạt động), gồm: Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Tháp 10 số 2, dài 227,6km), tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò, dài 312,8km) và tuyến Sài Gòn – Cà Mau (qua kênh Xà No, dài 386,6km).
Toàn bộ các dòng sông chính cùng các phụ lưu, hệ thống kênh rạch tại ĐBSCL đều chạy qua các khu công nghiệp tập trung, các khu dân cư, các vùng tài nguyên…tạo nên một sự kết nối, giao lưu khá thuận lợi, xuyên suốt. Bên cạnh đó còn có nhiều tuyến, cảng sông tiếp cận trực tiếp với hệ thống đường bộ, với các cảng biển quan trọng, tạo nên những điểm nối giao lưu giữa các phương thức vận tải. Về năng lực vận tải, toàn vùng có khoảng 160.000 phương tiện tàu nội địa với tổng công suất máy trên 5,5 triệu CV và tổng trọng tải khoảng 5 triệu tấn hàng hóa.
Xem thêm: vận chuyển container đường sắt
Vai trò của vận tải đường biển nội địa hiện nay
Vận tải đường biển nội địa hay vận tải đường sông là hình thức giao nhận hàng hóa bằng tàu biển tới các cảng biển trong phạm vi khu vực của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ nào đó với phương tiện chuyên chở chính là tàu biển. Cũng tương tự như các ngành vận tải khác, vận tải hàng đường biển nội địa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình giao thương hàng hóa, sản phẩm từ nơi này đến nơi khác trong phạm vi một lãnh thổ đất nước. Với những mặt hàng có khối lượng nặng, kích thước lớn thì chọn đường biển để thực hiện quá trình vận tải hàng là thực sự cần thiết và tối ưu hơn cả.
Vận tải hàng đường biển nội địa còn giúp quá trình trao đổi, buôn bán giữa các vùng miền trên cả nước luôn diễn ra một cách nhộn nhịp và linh hoạt hơn. Bên cạnh việc giúp vận tải nguyên liệu từ nơi trồng đến nhà máy, chuyển sản phẩm từ nhà máy đến các nơi tiêu thụ,…thì vận tải đường biển còn giúp cân bằng hàng hóa ở các nơi như là chuyển từ nơi dư thừa đến nơi thiếu hụt, cạn kiệt nhằm đáp ứng, phục vụ hiệu quả tốt hơn cho công việc kinh doanh về lâu về dài.
>>> Xem thêm: Bảng giá cho thuê xe tải 8 tấn chở hàng Bắc Nam
Ratraco Solutions vừa cung cấp cho quý khách hàng những thông tin liên quan đến thắc mắc vận tải đường sông phát triển mạnh nhất trên hệ thống sông nào ở nước ta. Hi vọng đây sẽ là nguồn tham khảo cần thiết cho các đơn vị chủ hàng đang có nhu cầu muốn sử dụng loại phương tiện giá rẻ này để đưa hàng tới địa điểm mong muốn. Cùng với các hình thức vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải đường sắt thì vận tải đường thủy hiện đang được nhiều Doanh nghiệp lựa chọn vì cơ bản là nó vừa tiết kiệm chi phí lại vừa tải được hàng trọng lượng lớn, số lượng nhiều trong một chuyến đi, thêm nữa là khả năng xảy ra va chạm, rủi ro cũng khá thấp. Vậy nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng loại hình Dịch vụ này hoặc có những câu hỏi thắc mắc liên quan tới vận tải đường sông, đường biển, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp tận tình nhất nhé.
Thông tin liên hệ Ratraco Solutions
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
Trụ sở TPHCM:
- Địa chỉ: 21bis Hậu Giang, P.4, Q.Tân Bình, TPHCM
- Điện thoại : 0909 876 247 - 0901 411 247
Bình Dương:
- Địa chỉ: Ga Sóng Thần
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247
Đồng Nai:
- Địa chỉ: Ga Trảng Bom
- Điện thoại : 0938 790 247 - 0909 876 247
Bình Định:
- Địa chỉ: Ga Diêu Trì
- Điện thoại : 0901 411 247 - 0938 790 247
Đà Nẵng:
- Địa chỉ: Ga Đà Nẵng
- Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247
Nghệ An:
- Địa chỉ: Ga Vinh, Nghệ An
- Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247
Hà Nội:
- Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247
Trung Quốc:
- Địa chỉ: Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
- Điện thoại : 0909 949 247