Lss là phí gì? Mức phí bao nhiêu và ai phải trả phí này?

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, LSS là loại phụ phí xuất hiện khá nhiều, đặc biệt được áp dụng cho phương thức vận tải hàng không và vận tải đường biển. Song không phải ai cũng hiểu đúng về phụ phí này, thậm chí còn chưa nắm được mức phí áp dụng hiện hành là bao nhiêu cũng như những ai có trách nhiệm chi trả khoản phí phát sinh này… Câu trả lời sẽ có trong bài chia sẻ dưới đây của Ratraco Solutions, chúng tôi sẽ tổng hợp những kiến thức chuyên ngành để làm rõ khái niệm Lss Là Phí Gì, từ đó giúp các Đơn vị, các Hãng tàu biển có thêm cơ sở biết được đây là phụ phí bắt buộc trong vận tải biển Quốc tế để dự trù trong một vài trường hợp.

LSS là phí gì?

Phí LSS là viết tắt của “Low Sulfur Surcharge”, là mức thu được áp dụng khác nhau cho mỗi hãng tàu và tuyến vận chuyển hàng dài hay ngắn. Ngoài ra, phí LSS còn thường được gặp dưới các tên gọi khác (cùng ý nghĩa) như LSF – Low Sulfur Fuel Surcharge. Xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển sẽ phát sinh rất nhiều phí. Một trong các loại phí được áp dụng nhiều năm trong Vận tải đường biển là LSS. Các hãng tàu khác nhau đã gọi loại phụ phí này bằng các tên khác nhau như:

  • Phụ phí lưu huỳnh thấp (LSS);
  • Phụ phí nhiên liệu xanh (GFS);
  • Phụ phí khu vực kiểm soát khí thải (ECA);
  • Phụ phí nhiên liệu lưu huỳnh thấp (LSF).

Tất cả các dòng được cho là đang chuẩn bị đánh thuế này như một khoản phụ phí bắt buộc ngoài cước phí và các khoản phụ phí khác vào năm 2019 trên tất cả các tuyến thương mại, đặc biệt là các khu vực ECA.

Loại phí này được các hãng tàu thu theo quy định chung của Tổ chức Hàng Hải Quốc Tế (IMO) từ năm 2012 nhằm giảm thiểu lượng khí thải từ nhiên liệu chứa sulfur của các tàu chở hàng. Các hãng tàu sẽ dụng khoản phí LSS thu được này để chuyển đổi sang loại nhiên liệu sử dụng ít sulfur hơn hoặc đầu tư nâng cấp các tàu chở hàng của mình để xử lý bớt lượng sulfur này trước khi thải ra ngoài (chi phí nâng cấp có thể lên đến 10 triệu USD/tàu).

Lss là phí gì? Mức phí bao nhiêu và ai phải trả phí này?
Phí LSS hay còn biết đến là phụ phí giảm thải lưu huỳnh bắt buộc trong cước phí vận tải Quốc tế trên biển.

Một số quy định được ban hành liên quan đến khí thải lưu huỳnh, bao gồm:

  • Các Quy định về ngăn ngừa ô nhiễm Không khí từ các loại tàu thủy (Phụ lục VI);
  • Cách kiểm soát khí thải từ tàu (oxit lưu huỳnh (SOx), oxit nitơ (NOx), các chất làm suy giảm tầng ozone (ODS), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và đốt cháy tàu);
  • Đóng góp vào việc xử lý cải thiện đối với tình trạng ô nhiễm không khí tại địa phương và toàn cầu;
  • Các vấn đề sức khỏe của con người và các vấn đề môi trường.

Từ ngày 01/01/2020, IMO yêu cầu giảm lượng khí thải sulfur của các tàu chở hàng xuống 0.50%m/m (mức cũ 3.5% – tức giảm hơn 85% so với mức quy định trước đó áp dụng từ 2012). Chính vì lý do này, từ đầu năm 2020, mức phí LSS cho cảng hàng nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng cao, gây ảnh hưởng đến chi phí của các doanh nghiệp. Tuy nhiên đây là sự tăng và áp thêm với lý do hợp lý. Đối với một số hãng tàu, phí LSS không thể hiện trên hóa đơn và bảng báo giá cước tàu, nguyên nhân là do hãng tàu đã cộng dồn và bao gồm phí này vào giá cước tàu, dẫn đến giá cước tàu tăng.

Mức phí LSS bao nhiêu và ai phải trả khoản phí này?

Khi đã hiểu khái niệm Lss Là Phí Gì thì việc tiếp theo cần làm rõ đó là mức phí áp dụng hiện hành là bao nhiêu, ai phải chịu trách nhiệm chi trả phí Lss,…Hãy cùng RatracoSolutions Logistics tiếp tục tìm hiểu để có câu trả lời chuẩn xác nhất nhé:

Tại sao lại phát sinh phí LSS?

  • Việc sử dụng các loại nhiên liệu sạch sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường và giúp cho môi trường được bảo vệ hơn. Bù lại đó chúng lại tiêu tốn một khoản chi phí khá lớn. Để có thể bù đắp những chi phí phát sinh do dùng nhiên liệu sạch đó thì bắt buộc các hãng tàu phải nộp thêm một khoản phí giảm thải lưu huỳnh.
  • Thời gian bắt đầu tính phí là từ ngày đầu tiên của năm 2015 và có khoảng không gian để áp dụng đối với mọi điểm miễn sao trong khu vực kiểm soát khí thải và đã được xác định trước đó.

Mức thu phí LSS là bao nhiêu?

Phí LSS đang được các hãng tàu thu riêng rẽ như một loại phí trên hóa đơn HOẶC cộng dồn vào cước biển (ocean freight) với mức 25-35 USD/container 20’ hàng khô và 50-70 USD/container 40’ hàng khô – hàng lạnh sẽ cao hơn.

=> TẤT CẢ các tuyến vận chuyển đều bị hãng tàu tính LSS. Do luật giảm thiểu sulfur áp dụng cho tất cả các tàu, vận chuyển trên tất các các tuyến. Tùy tuyến vận chuyển dài hay ngắn mà LSS có mức dao động nhẹ.

Lss là phí gì? Mức phí bao nhiêu và ai phải trả phí này?
Trong vận tải biển Quốc tế, việc biết chính xác mức phí LSS cũng như đối tượng phải chịu giúp các chủ tàu chủ động hơn trước mọi khoản phí bắt buộc phát sinh.

* Bảng phụ phí LSS tham khảo:

Định tuyến Phụ phí lưu huỳnh thấp
(Dựa trên FEU, tính bằng USD)
Tây Bắc Âu / New York 50-150 $
Baltic / New York 150-260 $
Tây Bắc Âu / Savannah 100-200 $
Baltic / Savannah 150-300 $
Tây Bắc Âu / Bờ Đông Canada 80-260 $
Baltic / Bờ biển phía Đông Canada 180-370 $
Trung Quốc / Tây Bắc Châu Âu 30-50 $
Trung Quốc / Baltic 130-150 $
Trung Quốc / Bờ Tây Hoa Kỳ 35-150 $
Trung Quốc / Bờ Đông Hoa Kỳ 50-60 $

Ai có trách nhiệm đóng phụ phí LSS?

Tất cả các Hãng tàu vận chuyển đường biển đều có trách nhiệm đóng phụ phí LSS theo quy định. Các tàu có thể đáp ứng yêu cầu bằng cách sử dụng dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Theo đó, ngày càng nhiều tàu sử dụng khí đốt làm nhiên liệu vì lượng lưu huỳnh thải ra không đáng kể, giúp giảm phụ phí LSS phải đóng. Các con tàu cũng có thể đáp ứng các yêu cầu về phát thải SOx bằng cách sử dụng các phương pháp tương đương đã được phê duyệt, chẳng hạn như hệ thống làm sạch khí thải hoặc máy lọc, nhằm làm sạch khí thải trước khi chúng thải vào khí quyển. Trong trường hợp này, sự sắp xếp tương đương phải được sự chấp thuận của Chính quyền sở tại.

Phí LSS có cộng vào trị giá tính thuế không? Cần lưu ý gì?

Phí LSS có cộng vào trị giá tính thuế hay không?

Phí LSS cần kê khai trong trị giá tính thuế bởi nó là khoản phải cộng vào trị giá tính thuế. Trong trường hợp người khai hải quan phải nộp thuế GTGT cho phụ phí LSS thì số tiền thuế GTGT không phải tính vào trị giá hải quan. Nhưng nếu hãng tàu/người vận chuyển hàng hóa không thu phụ phí LSS thì Doanh nghiệp cũng không cần kê khai trong trị giá tính thuế. Hàng nhập khẩu có đóng phí LSS sẽ phải cộng vào trị giá tính thuế nên sẽ làm tăng chi phí thuế phải nộp của Doanh nghiệp.

Những điều cần lưu ý về phụ phí LSS

  • Khi ký hợp đồng mua bán hàng hóa, doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên quy định phụ phí này do ai trả để tạo cơ sở pháp lý và ghi rõ lên vận đơn;
  • Từ ngày 1/1/2020, Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO) ra quy định, những tàu vận chuyển cỡ lớn phải sử dụng nhiên liệu mang hàm lượng lưu huỳnh thấp, chỉ ở mức 0,5%;
  • Từ tháng 11/2019, các doanh nghiệp phải hiểu rõ và thể hiện sự đồng thuận với những quy định của IMO để bảo vệ môi trường. Và phí LSS được áp dụng tại cảng bốc hàng.

=> Như vậy, phí LSS ra đời nhằm để các hãng tàu sử dụng các loại nhiên liệu sạch, nâng cao trách nhiệm bảo vệ môi trường.

>>Xem thêm: PO là gì trong XKN?

Khi có nhu cầu gửi hàng LCL đi các nước Chính Ngạch, nên chọn Đơn vị vận tải nào ưu việt tốt nhất?

Trong quá trình XNK, đối với các trường hợp hàng hóa không đủ xếp đầy một container, các chủ hàng có thể chọn giải pháp vận chuyển hàng lẻ LCL để tối ưu chi phí vận chuyển. Do đó, nhu cầu vận chuyển hàng LCL đi Mỹ, Nhật, Úc, Thượng Hải – Trung Quốc, Dubai,…gia tăng về số chuyến hàng đi theo khối bằng đường biển Chính Ngạch.

Nhận thấy điều đó, Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch của Ratraco Solutions ra đời, kèm theo đó là những cam kết Cước phí rẻ, Thời gian vận chuyển nhanh chuẩn xác, Đảm bảo an toàn cho lô hàng của nhiều khách lẻ. Nhân viên chúng tôi cũng nắm rất rõ về nghiệp vụ chuyên môn, các kiến thức Chuyên ngành xuất nhập khẩu (bao gồm cả Lss Là Phí Gì) nên sẵn sàng giải đáp nhanh mọi thắc mắc và đưa ra tư vấn hợp lý về giải pháp vận tải hàng hóa tối ưu, tiết kiệm lại hiệu quả nhất.

Với Dịch vụ gửi hàng lẻ đi các nước, Ratraco sẽ hoạt động như Người gom hàng (Consolidator) thực hiện gom các lô hàng lẻ (LCL) của nhiều Chủ hàng tại Kho đóng hàng lẻ (CFS), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào một container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp hàng tới cảng đích. Công ty sẽ cung cấp lịch trình đóng hàng lẻ (LCL) cố định hằng tuần tới nhiều điểm đến trên khắp thế giới giúp bạn lên kế hoạch chuyển gửi hàng chính xác trước đó.

Đối tượng khách hàng Ratraco đang hướng tới

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Phương thức vận chuyển, giao nhận hàng hóa của Ratraco

  • Vận chuyển từ Cảng tới Cảng;
  • Vận chuyển từ Cảng tới Kho;
  • Vận chuyển container từ Kho tới Kho;
  • Vận chuyển hàng hóa tận nơi theo yêu cầu;
  • Các dịch vụ đi kèm khác tùy nhu cầu cụ thể của khách hàng.

Ưu điểm Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch giá rẻ Ratraco

  • Giá cước phí XNK hàng lẻ Chính Ngạch đường biển rẻ cạnh tranh;
  • Gom hàng tại nhiều nước (Trung Quốc, Nhật, Hàn, Mỹ, Đức, Úc,…) và lưu kho hàng chờ giao nhận;
  • Kho CFS thu gom hàng lẻ đặt tại các vị trí chiến lược tạo ra giải pháp LCL hiệu quả và hoàn chỉnh cho khách hàng;
  • Có nhiều chuyến gom hàng xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp hàng tuần;
  • Hàng hóa vận chuyển đảm bảo an toàn và gửi đến tay người nhận đúng thời hạn;
  • Đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm, tư vấn báo giá nhanh kịp thời cho khách hàng;
  • Nhiều gói dịch vụ: Vận chuyển CY-CY, Vận chuyển Door to Door, Vận chuyển theo các điều khoản Incoterms trong hợp đồng;
  • Hệ thống đại lý, đối tác rộng khắp nên quý khách cứ an tâm vì hàng được gửi nhanh nhất;
  • Dịch vụ gom hàng tại các trạm chuyển tiếp Quốc tế, phủ sóng dịch vụ tới các tuyến vận chuyển quá cảnh;
  • Vận chuyển trực tiếp tới/từ các cảng Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á;
  • Quý khách có thể theo dõi đơn hàng trực tiếp qua Websites hoặc qua đội ngũ nhân viên tư vấn;
  • Chính sách bồi thường hàng hóa theo giá thị trường nếu phát hiện lỗi do vận chuyển.
Lss là phí gì? Mức phí bao nhiêu và ai phải trả phí này?
Dịch vụ vận chuyển hàng LCL đi các nước Chính Ngạch đường biển hay vận chuyển nguyên container đường sắt tại Ratraco đều được đánh giá tốt về sự chuyên nghiệp, giá cả và tính an toàn hàng hóa.

Song song đó, “Dịch vụ vận chuyển LIÊN VẬN QUỐC TẾ Chuyên tuyến container Việt Nam – Trung Quốc – Mông Cổ – Kazakhstan – Nga – Châu Âu” cam kết Giá rẻ, An toàn, Chuyên nghiệp cũng đang được triển khai một cách đồng bộ, xuyên suốt nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu giao thương giữa thị trường Trong nước với Quốc tế.

* Lợi thế của vận tải container đường sắt so với các loại hình vận chuyển khác:

  • Lịch trình tàu hàng đường sắt hầu như không thay đổi, thời gian được đảm bảo;
  • Giá cước vận tải đường sắt rẻ hơn so với các loại hình vận tải khác, ít biến động;
  • Năng lực vận tải hàng lớn, gửi hàng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí;
  • Vận tải đường sắt ít chịu ảnh hưởng của thời tiết, mức độ an toàn cao gấp mấy chục lần so với các loại hình vận tải khác;
  • Vận chuyển hàng đa dạng, linh hoạt (từ các sản phẩm công nghiệp, vật liệu xây dựng, đồ nội thất, hàng tiêu dùng,…đến hàng quá khổ quá tải);
  • Vận tải đường sắt cần ít năng lượng hơn so với vận chuyển đường bộ từ 50% – 70% với cùng một khối lượng vận chuyển hoặc hành khách.

LỊCH TÀU CHẠY HÀNG LIÊN VẬN QUỐC TẾ RATRACO SOLUTIONS

* Việt Nam – Trung Quốc: Khởi hành hằng ngày

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Nanning Nan sau đó tiếp chuyển đi các tỉnh, thành phố của Trung Quốc (và ngược lại);
  • Thời gian: 3 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới.

* Việt Nam – Trung Á: Khởi hành Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Alashankou – Dostyk – Almaty/Astana – sau đó tiếp chuyển đi Uzbekistan, Tajikistan, Kyzgyzstan;
  • Thời gian: 18 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

* Việt Nam – Nga: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Yên Viên – Đồng Đăng – Pingxiang – Manzhouli – Zabaykalsk – Vorsino (Moscow);
  • Thời gian: 23 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

* Việt Nam – EU: Khởi hành thứ 4 và Chủ nhật hàng tuần

  • Tuyến Việt Nam – Trung Quốc – Kazakhstan – Russia – Belarus – Poland (Malaszewicze) – Germany (Duisburg/Hamburg);
  • Thời gian: 28 – 30 ngày (không bao gồm thời gian làm thủ tục tại các ga biên giới).

Qua đây, bạn cũng đã có câu trả lời Lss Là Phí Gì? Phụ phí LSS là mức phí bắt buộc trong cước vận tải Quốc tế. Và LSS nếu có trong cước vận tải biển sẽ phải tính vào trị giá tính thuế khi khai báo hải quan. Theo đó, nếu các đơn vị, cá nhân hoặc bất cứ Doanh nghiệp nào đang gặp phải những vướng mắc xoay quanh vấn đề liên quan tới phụ phí LSS nên lưu lại nguồn tin tham khảo trên vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho quý vị. Và khi có nhu cầu sử dụng Dịch vụ xuất nhập khẩu hàng lẻ Chính Ngạch đường biển hay Dịch vụ vận chuyển container khô/lạnh đường sắt Liên Vận Quốc tế, quý khách vui lòng liên hệ Hotline bên dưới.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

Trụ sở TPHCM:

Bình Dương:

Đồng Nai:

Bình Định:

Đà Nẵng:

Nghệ An:

Hà Nội:

  • Địa chỉ: 95 - 97 Lê Duẩn, P. Cửa Nam, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ
Giải pháp rút ngắn thời gian vận chuyển hàng sang Châu Âu trong khủng hoảng Biển Đỏ