Tìm hiểu SOC và COC là gì trong xuất nhập khẩu hiện nay

S.O.C, C.O.C là những thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong vận chuyển xuất nhập khẩu. SOC và COC là viết tắt của “Shipper Owned Container” và “Carrier Owned Container”. Khi trên B/L có kí hiệu SOC, vỏ container đó là của người gửi hàng, COC là vỏ của người vận chuyển. Để giúp hiểu thêm các vấn đề xuất nhập khẩu liên quan đến SOC là gì, COC là gì, RatracoSolutions Logistics với kinh nghiệm hoạt động tích cực trong ngành vận tải, Logistics sẽ giải đáp mọi thắc mắc trên cũng như chỉ ra sự khác nhau cơ bản nhất giữa container S.O.C với C.O.C. Bạn đọc quan tâm nên cập nhật bài chia sẻ dưới đây.

Thế nào là SOC và COC?

SOC là gì? S.O.C viết tắt của “Shipper Owned Container”, tức là container thuộc sở hữu của người gửi hàng, bên giao nhận (Forwarder) hoặc NVOCC. Họ chỉ cần đặt chỗ trên tàu, và khi đó báo giá sẽ không bao gồm phí liên quan đến container. Thông thường, khi làm việc hãng tàu, sẽ có mục lựa chọn loại container là “C.O.C” hay “S.O.C” để hãng tàu đưa ra báo giá phù hợp.

Việc sử dụng S.O.C ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến, và chủ yếu sử dụng cho loại hình vận chuyển hàng hóa nội địa. Loại container S.O.C đặc biệt hữu dụng nếu như điểm đến cuối cùng (“final destination”) của lô hàng ở rất xa so với cảng biển, và phải mất rất nhiều ngày để vận chuyển container từ cảng biển đến nhà máy cũng như mang container trả lại cho hãng tàu. Nhiều nhà sản xuất lựa chọn đầu tư các container S.O.C với giá dao động trong khoảng $1300-2000/TEU để tiện cho việc lưu giữ hàng hóa trong thời gian dài.

Tìm hiểu SOC và COC là gì trong xuất nhập khẩu hiện nay
SOC và COC là viết tắt của 2 cụm từ “Shipper owned container” và “Carrier owned container” trong xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển.

COC là gì? C.O.C là viết tắt của “Carrier Owned Container”, nhằm chỉ container thuộc sở hữu và chịu sự kiểm soát của người chuyên chở (hãng tàu). COC thường sử dụng cho các lô hàng vận chuyển tiêu chuẩn, và là loại phổ biến nhất trong vận chuyển đường biển. Thông thường, người gửi hàng ít khi dùng đến container của riêng họ nếu như hãng tàu có sẵn số lượng lớn container, và tuyến đường cũng không có gì đặc biệt cần lưu ý.

* Ví dụ, tuyến đường hàng hải từ Hamburg đến Singapore là một tuyến phổ biến và hãng vận chuyển có đủ container để đáp ứng được lượng cầu, do vậy, hầu hết các shipper đều lựa chọn C.O.C.

Thông tin chi tiết về SOC và COC trong xuất nhập khẩu hàng hóa

Container thường có những đặc điểm sau:

  • Có tính bền vững và đủ độ chắc tương ứng phù hợp cho việc sử dụng lại;
  • Được thiết kế đặc biệt để có thể chở hàng bằng một hay nhiều phương thức vận tải mà không cần phải dỡ ra và đóng lại dọc đường;
  • Được thiết kế dễ dàng cho việc đóng hàng vào và rút hàng ra khỏ container;
  • Được lắp đặt thiết bị cho phép xếp dỡ thuận tiện, đặc biệt khi di chuyển từ một phương thức vận tải này sang phương thức vận tải khác.

Lợi ích của SOC và COC trong xuất nhập khẩu

Lợi ích của C.O.C:

Sử dụng container C.O.C là hình thức đơn giản nhất: Người gửi hàng chỉ cần thanh toán một khoản chi phí “all-in” (bao gồm toàn bộ các chi phí từ cước vận chuyển đến phí hai đầu, tùy theo từng điều khoản Incoterms áp dụng). Hãng tàu, sau khi nhận được khoản thanh toán, có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa, trong đó có bao gồm nghĩa vụ cung cấp container. Sau khi hàng hóa cập cảng đến và được dỡ xuống khỏi container, người nhận hàng trả lại container cho hãng tàu, và kết thúc toàn bộ trách nhiệm đối với container đó.

Xem thêm  ETD là gì? ETD là gì trong xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay

Trong trường hợp lô hàng được gửi từ địa điểm “thặng dư container”, ví dụ như những quốc gia có sự thiếu cân bằng giữa lưu lượng hàng nhập và hàng xuất, dẫn đến sự dư thừa nhiều container rỗng, việc lựa chọn C.O.C sẽ giúp người gửi hàng nhận được nhiều điều khoản chiết khấu, hoàn tiền (“Refund”) từ hãng tàu.

Lợi ích của S.O.C:

Nhìn chung, việc dùng container S.O.C có thể giúp người gửi hàng/FWD/NVOCC đảm bảo được tính kiểm soát, sự linh hoạt và chủ động trong vận tải hàng hóa:

  • Kiểm soát chuỗi cung ứng:

Người gửi hàng có thể kiểm soát được container, chất lượng container và chủ động trong việc cung cấp container để đóng hàng. Ở nhiều nơi, do sự bất cân đối giữa lượng hàng nhập và xuất khiến số lượng container có sẵn khan hiếm, sử dụng S.O.C sẽ tối ưu hơn so với C.O.C.

  • Kiểm soát chi phí:

Trên thực tế, việc sử dụng C.O.C khiến bên gửi hàng có nhiều rủi ro phải chịu phí DEM (lưu container tại bãi) và DET (lưu container tại kho) nếu sử dụng hết thời gian “free time” được áp dụng theo từng hãng tàu. Phí lưu container tại bãi có thể lên đến 15 – 20 đô la Mỹ mỗi ngày và thậm chí đôi khi còn nằm ngoài khả năng kiểm soát của người gửi hàng, đặc biệt đối với những địa điểm có thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp, có nhiều vấn đề về thông quan hay nguy cơ bị gây khó dễ bởi những người vận hành cảng biển.

Bạn nhập khẩu một lô hàng từ Hamburg đến Hải Phòng, hãng tàu cho thời gian miễn phí lưu container tại bãi (DEM) ở Hải Phòng là 5 ngày, tuy nhiên, do rắc rối liên quan đến thủ tục Hải quan, quá 5 ngày nhưng bạn vẫn chưa hoàn thành để giải phóng hàng, kéo container về nhà máy, vì vậy, bạn sẽ phải chịu phí DEM, khiến tổng chi phí của lô hàng tăng lên đáng kể.

Sự khác nhau giữa SOC và COC trong xuất nhập khẩu

Khi container được sở hữu, vận hành hay cho thuê bởi hãng tàu, loại container này được gọi tắt là COC, trong trường hợp chủ sở hữu container thì được gọi là SOC. Một NVOCC cũng có thể sở hữu và vận hành các container của riêng nhưng đối với những hãng tàu, dù là container của NVOCC hay bất kỳ chủ hàng (shipper) nào thì loại container đó vẫn là SOC.

Vậy, liệu có bất kỳ sự khác biệt nào trong việc phân biệt một SOC và COC khi nhìn vào một container. Câu trả lời đương nhiên là có. Nếu chủ hàng mua một container từ hãng tàu họ sẽ phải thay thế các thông tin của chiếc container này, đặc biệt là số container (từ HLXU sang NONE). Việc thay đổi này là bắt buộc vì số hiệu của một COC cho biết chúng thuộc quyền sở hữu của hãng tàu không thể có cùng số hiệu với chủ sở hữu ban đầu. Dưới đây là hình ảnh so sánh sự khác biệt giữa COC và SOC:

Tìm hiểu SOC và COC là gì trong xuất nhập khẩu hiện nay
Sự khác nhau giữa SOC và COC và ví dụ trên là các ghi chú mà người trong ngành khi nhìn vào sẽ dễ dàng phân biệt được vỏ nào của người gửi, vỏ nào của người vận chuyển (hãng tàu).

>>Xem thêm: NVOCC là gì?

Khách hàng được lợi gì khi chọn Dịch vụ vận tải hàng số lượng lớn đường biển đi Nội địa và Quốc tế?

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP VẬN TẢI RATRACO là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp vận tải đường biển đi Nội địa và Quốc tế trọn gói giá cạnh tranh, hỗ trợ khách hàng trong mọi khâu quan trọng nhất, từ khi kéo – vận chuyển container rỗng từ cảng về kho đóng hàng rồi chuyển ngược lại cảng xuất đi nước ngoài. Hàng hóa mậu dịch giữa các khu vực khác nhau trên thế giới có thể giao thương, thuận tiện dễ dàng là nhờ những đại lý hãng tàu như chúng tôi. Lựa chọn dịch vụ, quý khách sẽ nhận được những lợi ích thiết thực như:

  • Có Hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển, quy định trách nhiệm Nhà vận chuyển;
  • Sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo nghiệp vụ cao, hết mình vì lợi ích chung;
  • Khách hàng được tư vấn để hiểu rõ Luật vận chuyển hàng xuất nhập khẩu đường biển;
  • Làm việc với hải quan cổng, kho bãi giúp khách hàng lấy hàng nhanh chóng;
  • Dịch vụ vận tải, sắp xếp container lên tàu, nâng dỡ container, giao hàng tận nơi,…cam kết đáp ứng mọi yêu cầu của khách;
  • Năng lực vận tải biển lớn, không hạn chế, gửi hàng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí;
  • Kết hợp linh hoạt các phương thức vận tải để đáp ứng tiến độ và đảm bảo chất lượng hàng hóa;
  • Trang bị xe kéo Container, Container đa tải trọng, máy móc thiết bị nâng dỡ hàng tại cảng (2 đầu) hiện đại, chắc chắn;
  • Hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách về thời gian, giá cả, lịch tàu biển, thủ tục, vận đơn đường biển,…;
  • Đảm bảo đủ chỗ trên tàu phục vụ nhu cầu vận tải đường biển tại mọi thời điểm, kể cả mùa cao điểm;
  • Luôn có giá cước tốt, lịch trình ổn định, ưu tiên giao và khai thác hàng nhanh từ hãng tàu, cảng, kho CFS,…;
  • Am hiểu nhiều chính sách quản lý chuyên ngành đa dạng nhiều mặt hàng;
  • Tính an toàn được đảm bảo ở mức cao nhất bởi các phương tiện vận tải rất hiếm xảy ra va chạm, đổ vỡ;
  • Hàng hóa được mua bảo hiểm khi sử dụng Dịch vụ vận tải hàng nguyên chuyến đường biển;
  • Hỗ trợ làm thủ tục hải quan, ủy thác xuất nhập khẩu nếu được khách hàng yêu cầu;
  • Kho bãi chứa hàng tại TPHCM, Bình Dương, Hà Nội, Đà Nẵng,…thuận tiện để gửi/lấy hàng, ra/vào hàng, lưu kho chờ vận chuyển;
  • Cam kết đền bù 100% giá trị hàng hóa bị thiệt hại theo giá thị trường nếu phát hiện lỗi do vận chuyển;
  • RatracoSolutions Logistics là đơn vị có mối liên kết chặt chẽ với các hãng, đơn vị tàu hàng lớn có thương hiệu trên thị trường…
Xem thêm  Hàng Freehand là gì? Phân biệt hàng Freehand và Nominated

Đặc biệt, chúng tôi có nhận làm thủ tục thông quan cho hàng hóa xuất khẩu, gồm các nghiệp vụ lấy Booking, chọn vỏ container (hàng xuất), truyền tờ khai hải quan, nộp hồ sơ và làm thủ tục tại Chi cục Hải quan,…Nắm rõ các loại phí, phụ phí, SOC là gì, COC là gì và các thuật ngữ chuyên ngành để trực tiếp tư vấn cho khách hàng có thêm kinh nghiệm trong vấn đề giao thương, làm thủ tục xuất/nhập khẩu tại cảng biển. Ngoài vận chuyển hàng khô, hàng nguyên Container, Ratraco còn nhận vận chuyển Container hàng lạnh, đông lạnh với hệ thống bảo quản hàng đạt chuẩn yêu cầu khách hàng đặt ra, liên hệ ngay khi bạn có nhu cầu.

Tìm hiểu SOC và COC là gì trong xuất nhập khẩu hiện nay
Ratraco Solutions là Công ty vận tải biển Trong nước và Quốc tế chuyên nghiệp, đáng tin cậy nhất nên được nhiều Tập đoàn, Doanh nghiệp đánh giá cao.

Các Dịch vụ vận tải biển tại Ratraco

  • Dịch vụ khai báo hải quan hàng xuất nhập khẩu nguyên container, nguyên chuyến, hàng lẻ (khi có yêu cầu);
  • Dịch vụ hàng nguyên container (FCL – Full Container Load): Container 20 feet, 40 feet, 40 HQ, REF (container hàng giữ lạnh);
  • Dịch vụ vận chuyển container Nội địa và Quốc tế với giá cả cạnh tranh;
  • Hàng lẻ (LCL – Less Container Load): Hàng có số lượng nhỏ không đủ đóng riêng một container. Thông thường < 10 CBM (khối);
  • Hàng Bulk: Những mặt hàng không thể cho vào container mà phải đóng kiện để trên boong hoặc trong khoang như những thiết bị xây dựng máy đào, cẩu…các thiết bị quá khổ, quá tải;
  • Xếp và dỡ hàng theo yêu cầu (bằng xe forklift, cẩu);
  • Nhận hàng từ kho người gửi – Giao đến kho người nhận.
Xem thêm  C/O Form B là gì? Những thông tin cần biết về C/O Form B

Các hình thức Dịch vụ bốc xếp hàng hóa

  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, đóng hàng, xuống hàng container tại cảng, nhà máy, kho Công ty;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, dọn kho bãi, nhà xưởng;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa lên, xuống các xe tải;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo hợp đồng bốc xếp;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, sản phẩm theo ngày hoặc theo giờ;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa nhẹ, hàng nặng, cồng kềnh;
  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa theo đơn đặt hàng phát sinh,…

Các loại hàng nhận vận chuyển đường biển nội địa Bắc Nam và Quốc tế

  • Hàng hóa chất lỏng: Dầu mỏ, hóa chất, khí nén hóa lỏng, sơn nước (được đóng trong các container, chở bằng sà lan hoặc tàu chuyên dụng);
  • Hàng vật tư: Sỏi, cát, đá, xi măng, gạch, quặng khoáng sản, than đá, kim loại;
  • Hàng nông sản, tiêu dùng: Gạo, cà phê, điều, tiêu, mía, khoai mì, thức ăn gia súc, bánh kẹo, vật liệu xây dựng, phân bón;
  • Hàng siêu trường siêu trọng hoặc quá khổ quá tải: Kết cấu bê tông, cuộn thép, dầm cầu, xe cơ giới, máy xúc, xe lu, ống khói, máy móc xây dựng công trình, container, thiết bị công nghiệp;
  • Vận chuyển container lạnh: Hàng thực phẩm đông lạnh, thịt đông lạnh, thủy sản,…

Các cảng đến của mỗi tuyến xuất khẩu Ratraco đã và đang thực hiện

  • Cảng tại Châu Âu: Rotterdam, Hamburg, Antwerp, Liverpool, Amsterdam,…;
  • Cảng tại Đông Nam Á: Kosichang, Bangkok, Haiphong, Hochiminh, Jakarta, Surabaya, Singapore, Manila,…;
  • Cảng tại Trung Quốc: Beihai, Qinzhou, Huangpu, Hongkong, Fuzhou, Ningbo, Lianyungang, Rizhao, Tianjin,…;
  • Cảng tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Viễn Đông Nga: Inchon, Pusan, Kunsan, Masan, Ulsan, Pohang, Chiba, Kashima, Kawasaki, Kobe, Nagoya, Osaka,…

* Gom hàng tại các cảng biển Việt Nam: Cảng biển Cẩm Phả (Quảng Ninh),Cảng biển Hòn Gai (Quảng Ninh),Cảng biển Hải Phòng (Hải Phòng) Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa),Cảng biển Cửa Lò (Nghệ An),Cảng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh),Cảng biển Chân Mây (Thừa Thiên Huế),Cảng biển Đà Nẵng (Đà Nẵng),Cảng biển Dung Quất (Quảng Ngãi),Cảng biển Quy Nhơn (Bình Định),Cảng biển Vân Phong (Khánh Hòa),Cảng biển Nha Trang (Khánh Hòa),Cảng biển Ba Ngòi (Khánh Hòa),Cảng biển TPHCM (TPHCM),Cảng biển Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu),Cảng biển Đồng Nai (Đồng Nai),Cảng biển Cần Thơ (Cần Thơ),…

Đối tượng khách hàng chúng tôi đang hướng tới

  • Các Tổng Công ty, các Công ty trong và ngoài nước có nhu cầu vận chuyển hàng hóa;
  • Các Nhà máy, các công trình, các Tổng đại lý và Dịch vụ hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu Quốc tế;
  • Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vận chuyển đường biển tuyến Quốc tế và xuất nhập khẩu cho thời gian nhanh nhất và tiết kiệm các chi phí nhỏ nhất.

Vừa rồi là tổng hợp tất tần tật những kiến thức căn bản nhất giúp các cá nhân, Doanh nghiệp hiểu hơn về container COC là gì và SOC là gì, bạn đọc quan tâm nên cập nhật nội dung trên để nhìn nhận đúng về chúng. Qua đó cũng dễ dàng phân biệt được sự khác nhau giữa 2 khái niệm “Shipper Owned Container” và “Carrier Owned Container”. Trên thị trường hiện có rất nhiều Công ty kinh doanh Dịch vụ vận tải biển, Đại lý tàu biển nhưng để “chọn mặt gửi vàng” tại một nơi tốt nhất, chuyên nghiệp và đáng tin cậy quả thật không phải dễ dàng. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, liên hệ ngay RatracoSolutions Logistics để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cũng như tư vấn tận tình các dịch vụ liên quan.

Liên hệ Vận chuyển Container Liên Vận Quốc Tế : VN <-> Trung Quốc, EU, Nga

Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ:
21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM

Hotline:  0965 131 131
Email:  toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131

#HCM:

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Dương:

Ms Quyên: 0901 411 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đồng Nai:

Ms Hoa: 0938 790 247

Mr Lưu Toàn: 0909 876 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Bình Định:

Ms Quyên: 0901 411 247

Ms Hoa: 0938 790 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Đà Nẵng:

Mr Miền: 0909 199 247

Mr Ý: 0906 354 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Nghệ An

Ms Mỹ Linh: 0901 100 247

Ms Tâm: 0902 486 247

#Hà Nội

Ms Tâm: 0902 486 247

Ms Mỹ Linh:0901 100 247

#Trung Quốc

Ms Hưởng: 0909 949 247

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi 0909949247ZaloMessengertoannguyen@ratracosolutions.comBản đồ