Gạo đang là mặt hàng xuất khẩu chiếm ưu thế lớn trong cơ cấu nền kinh tế Việt Nam nhưng hiện nay việc xuất khẩu gạo không phải là điều dễ dàng đối với các Doanh nghiệp kinh doanh. Và một khi làm sai hoặc thiếu xót bước nào thì khả năng kế hoạch thông quan cho lô hàng gạo xuất khẩu sẽ bị ách tắc, trì trệ, làm chậm tiến độ giao thương buôn bán với bạn hàng.
Vậy nên, trong bài chia sẻ kiến thức lần này, Ratraco Solutions chúng tôi sẽ cập nhật toàn bộ quy trình làm thủ tục xuất khẩu gạo để các cá nhân, Doanh nghiệp tiện theo dõi, từ đó có sự chuẩn bị đầy đủ nhất về mặt giấy tờ hành chính liên quan theo đúng quy định của nước muốn nhập hàng nông sản gạo vào.
XEM THÊM: Dịch vụ vận tải Container đường bộ giá rẻ
Tình hình xuất khẩu gạo đi nước ngoài và nhu cầu chuyển gửi, gom gạo từ các tỉnh thành Việt Nam
Tình hình xuất khẩu gạo tăng mạnh từ đầu năm 2022
Theo thông tin từ Bộ Công thương, đến nay giá xuất khẩu ổn định cùng chất lượng vượt trội đã tạo ưu thế cho xuất khẩu gạo của Việt Nam ngay trong tháng 1/2022. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 1/2022 đạt 505.741 tấn với trị giá 246,02 triệu USD, tăng mạnh 45,4% về khối lượng, tăng 28,2% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Thống kê 2 tháng đầu năm 2022 thì lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 974.556 974.556 tấn, tăng mạnh 48,6% so với 2 tháng đầu năm 2021, thu về gần 469,26 triệu USD, tăng 30,6%, giá trung bình đạt 481,5 USD/tấn, giảm 12%.
Giá gạo đã có xu hướng tăng mạnh từ tháng 3/2022. 3/2022. Giá gạo Châu Á có diễn biến tăng mạnh và theo xu hướng chung của khu vực, giá gạo 5% tấm của Việt Nam tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2021, là 410-415 USD/tấn vào ngày 10/3/2022, so với mức tương ứng 400 USD/tấn tuần trước đó, trong bối cảnh nhu cầu tăng và xung đột giữa Nga và Ukraine khiến khách hàng từ các nước khác thuộc châu Á chuyển sang mua gạo Việt Nam.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, mặt hàng phụ phẩm như tấm, cám gạo ở các địa phương đã có sự điều chỉnh tăng mạnh, trung bình từ 250-360đồng/kg. Cụ thể, giá tấm 1/2 có giá cao nhất đã lên tới 8.300đồng/kg, trung bình thị trường là 7.981đồng/kg. Giá cám cũng lên tới 8.150đồng/kg. Việc giá các sản phẩm tấm, cám tăng lên một phần cũng bởi nguồn cung thức ăn chăn nuôi nhập khẩu gặp khó khăn, khiến nhu cầu các sản phẩm này thêm cao.
Việc giá gạo và các phụ phẩm từ gạo tăng cao được nhận định là có lợi cho doanh nghiệp. Năm 2021, lợi nhuận ròng của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đạt hơn 421 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất trong 7 năm trở lại đây của doanh nghiệp gạo này. Hiện tại, Công ty đang vận hành hệ thống 24 nhà máy sở hữu và liên kết trên khắp Đồng bằng sông Cửu Long với năng lực sấy gần 26.000 tấn/ngày, xay xát hơn 22.000 tấn/ngày cùng với sức chứa 1 triệu tấn đáp ứng được nhu cầu khối lượng lớn từ các thị thường khó tính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản. Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang-Angimex có doanh thu và lợi nhuận trước thuế năm 2021 ước đạt 3.903 tỷ đồng và 47,36 tỷ đồng, lần lượt tăng 80% và 35% so với kế hoạch đề ra trước đó. Trước kết quả kinh doanh khả quan này, Angimex đặt chỉ tiêu doanh thu năm 2022 đạt 8.004 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế cũng 70 tỷ đồng; lần lượt tăng gấp đôi và tăng 48% so với năm 2021.
Ngoài thị trường truyền thống, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) sẽ tăng lên. Đặc biệt, chất lượng gạo Việt Nam được cải thiện, chủ yếu là các loại gạo thơm, đánh trúng được thị hiếu của người tiêu dùng EU. Thị trường này hứa hẹn có nhiều tiềm năng và giá bán cao còn xuất phát từ Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Theo cam kết, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm. Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm. Cam kết này giúp Việt Nam mỗi năm có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào EU. Đặc biệt, đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm, mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có lợi thế để cạnh tranh với gạo của các nước khác khi xuất khẩu vào thị trường này.
Thực tế, với 27 nước thành viên, dân số khoảng 516 triệu người, GDP mỗi người dân trên 35.000 USD/năm, thị trường EU có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn hàng hóa, nhất là nông sản, mỗi năm nhập khẩu hơn 160 tỷ USD từ khắp nơi trên thế giới. Với Việt Nam, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của mặt hàng nông sản, với kim ngạch khoảng 5,5 tỷ USD/năm. Nhưng nông sản Việt mới chiếm 4% thị phần ngành hàng nhập khẩu này của EU, riêng gạo chỉ chiếm hơn 1% thị phần. Như vậy, dư địa xuất khẩu gạo vào thị trường EU rất lớn. Để tiếp tục nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu 50.000ha lúa tại An Giang và Kiên Giang đạt quy chuẩn xuất khẩu, được cấp mã số vùng trồng và gắn với doanh nghiệp tiêu thụ. An Giang và Kiên Giang là những địa phương có sản lượng lúa dẫn đầu cả nước với trên 4 triệu tấn.
Nhu cầu vận chuyển gạo xuất khẩu hiện nay
Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ bởi nhiều yếu tố hậu thuẫn có lợi cho cả Doanh nghiệp lẫn người trồng lúa. Nhu cầu và giá lương thực trên thế giới tăng, sức chống chịu của doanh nghiệp tăng và đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam đã có thêm nhiều kinh nghiệm để ứng phó linh hoạt, sản xuất an toàn trong điều kiện dịch Covid-19, đảm bảo nguồn cung đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Giá và sản lượng xuất khẩu gạo sẽ tăng từ tháng 03/2022, khi vụ Đông Xuân bắt đầu thu hoạch với diện tích lớn.
Trong 25 năm trở lại đây, thương mại gạo toàn cầu đã tăng từ 20 triệu tấn lên hơn 45 triệu tấn và sự tăng trưởng này dự kiến sẽ vẫn tiếp tục. Đây là tín hiệu tốt cho các Nhà sản xuất gạo Châu Á và Việt Nam….Và hiện nay, các Đơn vị cung cấp Dịch vụ vận chuyển Gạo bằng đường sắt Quốc tế Á – Âu xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường nhưng không phải đơn vị nào cũng uy tín, có độ tin cậy cao.
Nhưng khi đến với Công ty vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt Ratraco Solutions, các chủ hàng có thể hoàn toàn an tâm bởi chúng tôi sẽ mở rộng phạm vi hoạt động, nhận vận chuyển Gạo đi nước ngoài từ Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Bình Dương,…kèm nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi khách hàng với sự hỗ trợ tối đa về thủ tục xuất khẩu gạo theo đúng quy định về thủ tục hành chính khi nhập hàng vào nước sở tại, tin chắc quý vị sẽ hoàn toàn hài lòng với những gì bỏ ra và nhận lại từ dịch vụ tại đây.
Tìm hiểu chi tiết về thủ tục xuất khẩu gạo Việt Nam đi nước ngoài mới nhất 2023
Các cá nhân, Doanh nghiệp nên tham khảo về điều kiện, quy trình, thủ tục xuất khẩu các loại gạo chi tiết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
- Luật Thương mại năm 2005;
- Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;
- Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ xuất khẩu gạo;
- Các văn bản pháp luật liên quan.
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (Quy định tại Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP)
1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 – 133: 2013/BNNPTNT);
b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (QCVN 01 – 134: 2013/BNNPTNT).
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
Mã HS của mặt hàng Gạo
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục xuất khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng. Mặt hàng Gạo có HS thuộc chương 10: Ngũ cốc
Mã HS mặt hàng | Mô tả |
1006 | Lúa gạo |
100610 | – Thóc: |
10061010 | – – Để gieo trồng |
10061090 | – – Loại khác |
100620 | – Gạo lứt: |
10062010 | – – Gạo Hom Mali (SEN) |
10062090 | – – Loại khác |
100630 | – Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ (glazed): |
10063030 | – – Gạo nếp (SEN) |
10063040 | – – Gạo Hom Mali (SEN) |
– – Loại khác: | |
10063091 | – – – Gạo đồ (1) |
10063099 | – – – Loại khác |
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế xuất khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế xuất khẩu tại thời điểm xuất khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa xuất khẩu.
Các loại thuế khi xuất khẩu mặt hàng Gạo
- Thuế VAT: Theo quy định hiện hành về xuất khẩu, thuế VAT đối với hàng xuất khẩu là 0%.
- Thuế xuất khẩu: mặt hàng Gạo chịu thuế xuất khẩu là 0%.
Đăng kí hợp đồng xuất khẩu gạo
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và nộp cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam, gồm:
- Văn bản đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết;
- Bản chính báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo doanh nghiệp có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của doanh nghiệp;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo còn hiệu lực, khi đăng ký hợp đồng lần đầu;
- Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Nếu có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm nhưng không quá 10 ngày làm việc;
- Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của doanh nghiệp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ đăng ký hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp theo đúng quy định của Bộ Công thương nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
Thủ tục hải quan xuất khẩu Gạo
- Bước 1: Nộp hồ sơ hải quan;
- Bước 2: Hải quan tiến hành kiểm tra chi tiết hồ sơ thuế giá.và kiểm tra thực tế hàng hóa;
- Bước 3: Nộp lệ phí hải quan, hoàn thành thủ tục và được trả tờ khai hải quan.
Hồ sơ hải quan gồm:
- Tờ khai hải quan (02 bản chính);
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy thác) đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu, hàng xuất khẩu có yêu cầu hoàn thuế, không thu thuế, hàng hóa có quy định về thời điểm liên quan đến hợp đồng xuất khẩu: 01 bản chụp;
- Giấy đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
- Hóa đơn xuất khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu có thuế xuất khẩu: 01 bản chụp;
- Bảng kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: 01 bản chụp;
- Văn bản xác định trước mã số, trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp.
(Điều 24 Luật hải quan và Nghị định 08/2015/ND-CP)
Thời hạn nộp hồ sơ hải quan:
Thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
- Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
- Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
Thời hạn nộp thuế xuất khẩu:
30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan (Điều 15 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 01/01/2015)
Thời hạn Cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan:
Căn cứ Điều 23 Luật hải quan 2014:
a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho Cơ quan hải quan.
* Lưu ý:
- Thương nhân tự kê khai hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã kê khai, về các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận và việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo quy định.
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan liên quan tổ chức hậu kiểm kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn của thương nhân sau khi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, Sở Công Thương báo cáo Bộ Công Thương kết quả kiểm tra bằng văn bản, đề xuất biện pháp xử lý vi phạm (nếu có) và gửi kèm theo biên bản kiểm tra.
- Theo kế hoạch định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra công tác hậu kiểm và việc duy trì đáp ứng các điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của thương nhân.
- Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
>>> Xem thêm: Thủ tục xuất khẩu hàng hóa
Dịch vụ chuyển gửi, xuất khẩu gạo đi nước ngoài nguyên container đường sắt GIÁ CẠNH TRANH, UY TÍN CAO, GIAO HÀNG NHANH CHÍNH XÁC tại Ratraco Solutions
Gạo là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa và không thể thiếu trong cuộc sống. Gạo có thể chế biến thành nhiều loại thực phẩm khác nhau phục vụ nhu cầu con người,…Có thể thấy trong những năm gần đây, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Song đứng trước những khó khăn trong quá trình tìm hiểu và thực hiện thủ tục xuất khẩu gạo như hiện nay, Ratraco Solutions cam kết sẽ đồng hành cùng Quý Doanh nghiệp để giải quyết nhanh hiệu quả vấn đề này. Hợp tác cùng chúng tôi, Doanh nghiệp bạn sẽ được hỗ trợ từ A đến Z trong các vấn đề về thủ tục hải quan pháp lý, đảm bảo hồ sơ chính xác, đầy đủ và thời gian xuất khẩu được đẩy nhanh tiến độ hơn so với việc phải tự mình thực hiện mọi khâu.
Công ty vận chuyển container đường sắt chúng tôi còn có sẵn hệ thống kho bãi rộng rãi, thoáng khí, đạt chuẩn yêu cầu tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, giúp nâng cao khả năng lưu trữ Gạo và chủ động hơn về thời gian vận chuyển nông sản Gạo sang thị trường các nước giàu tiềm năng phát triển như Trung Quốc, Nga, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ba Lan, Ý, Kazakhstan,…
Hơn nữa, các thùng Container chứa hàng đi xuất khẩu từ Ga Đông Anh, Ga Yên Viên (phía Bắc Việt Nam), Ga Sóng Thần (phía Nam Việt Nam) đến Châu Âu đều được sản xuất theo công nghệ mới nhất, đầu tư mới 100% nhằm đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu bảo quản các loại Gạo đặc sản. Bảng giá vận chuyển Gạo xuất khẩu được niêm yết công khai, trường hợp nếu có thay đổi hay biến động gì thì Ratraco sẽ update lên Website để quý khách tiện theo dõi và nắm bắt thông tin nhanh kịp thời.
Gạo vận chuyển đi xuất khẩu bằng Container sẽ được thực hiện đóng gói kỹ lưỡng, bao bọc cẩn thận, tuân thủ điều kiện bảo quả hàng dài ngày, không tháo seal, không tách rời, hạn chế tình trạng hư hỏng và mất mát nên các chủ hàng có thể hoàn toàn an tâm.
Các loại Gạo chúng tôi nhận chuyển đi xuất khẩu
Gạo Bắc Hương, Gạo Tám Xoan Hải Hậu, Gạo Nàng Xuân, Gạo thơm Nàng Sen, Gạo sữa Mai Vàng, Gạo nếp cái hoa vàng, Gạo thơm Thái, Gạo hữu cơ, Gạo ST 24, Gạo tấm, Gạo tẻ,…và các loại gạo khác (tùy yêu cầu của khách hàng).
Nhận gom hàng tận nơi tại các tỉnh thành, KCN
- Miền Bắc: Hà Nội; Lào Cai; Yên Bái; Điện Biên; Hòa Bình; Lai Châu; Sơn La; Hà Giang; Cao Bằng; Bắc Kạn; Lạng Sơn; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Phú Thọ; Bắc Giang; Quảng Ninh; Bắc Ninh; Hà Nam; Hải Dương; Hải Phòng; Hưng Yên; Nam Định; Ninh Bình; Thái Bình; Vĩnh Phúc;
- Miền Trung: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận;
- Miền Nam: TPHCM; Đồng Nai; Bình Phước; Bình Dương; Tây Ninh; Long An; Bà Rịa – Vũng Tàu; Đồng Tháp; Tiền Giang; An Giang; Bến Tre; Vĩnh Long; Trà Vinh; Hậu Giang; Kiên Giang; Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau; Cần Thơ;
- Tại khu vực Tây Nguyên: Kon Tum; Gia Lai; Đăk Lăk ; Đăk Nông; Lâm Đồng;
- Hoặc từ các KCN lớn tại Việt Nam: Phước Đông, Đức Hòa III, Nhơn Hội Bình Định, Mỹ Phước 3, Tân Khai, Minh Hưng, Đồng Xoài, Tân Phú Trung, Hàm Kiệm, Bình Thuận, Bàu Xéo, Lộc An – Bình Sơn, Giang Điền, An Tây, Bỉm Sơn, Long Đức, Du Long, An Hòa; Long Hương, Tam Điệp II, Trâm Vàng, Cát Trinh, Mỹ Yên – Tân Bửu – Long Hiệp; Khánh Phú, Bá Thiện 2, Nhơn Hòa, Yên Phong II, Cộng Hòa, Đông Anh, Sóc Sơn, Long Khánh, Dầu Giây, Tân Thành,…
Giá cước phí vận chuyển Gạo xuất khẩu
- Hàng cần vận chuyển: Loại hàng (gạo) cần vận chuyển là gì, đặc điểm từng loại hàng (gạo)?
- Số lượng hàng cần vận chuyển: Bao nhiêu kiện, bao nhiêu tấn và bao nhiêu khối?
- Kích thước hàng vận chuyển: Bao gồm Chiều dài x Chiều rộng x Chiều cao?
- Thời gian vận chuyển: Cung cấp thời gian dự kiến vận chuyển gạo đi nước ngoài?
- Nơi nhận và gửi hàng: Quý khách cung cấp địa chỉ nhận và giao gạo ở đâu, có yêu cầu giao tận nơi không?
- Một số thông tin khác: Phí bốc xếp hai đầu đi và đến, phí cẩu, gắp hàng, VAT,…
Ưu điểm nổi bật của Dịch vụ vận chuyển gạo xuất khẩu tại Ratraco
- Giá cả vận chuyển Gạo sang nước ngoài cạnh tranh, ưu đãi với lượng hàng lớn và thường xuyên;
- Năng lực vận tải hàng Gạo xuất khẩu lớn, không hạn chế, gửi hàng càng nhiều càng tiết kiệm chi phí;
- Kiểm định và giám định hàng hóa (Gạo) một cách minh bạch, chính xác;
- Thủ tục hải quan thuận tiện, khai báo một lần từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc;
- Lịch tàu chạy cố định, ít xê dịch giúp khách chủ động sắp xếp thời gian gửi Gạo đi xuất khẩu;
- Cam kết bảo mật thông tin khách hàng cũng như thông tin hàng hóa được cung cấp;
- Có Hợp đồng vận chuyển Gạo xuất khẩu rõ ràng, hóa đơn VAT, giấy tờ biên nhận đầy đủ;
- Có chính sách bảo hiểm hàng hóa phù hợp với từng mặt hàng, loại hàng, nhóm hàng khác nhau;
- Luôn cập nhật chính sách và các yêu cầu mới của Cơ quan hải quan, Cơ quan thuế,…cho khách được biết;
- Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm tư vấn tận tình về chứng từ, quy trình làm thủ tục, áp mã HS code, C/O,…cho khách;
- Đảm bảo tiến độ thông quan lô hàng Gạo xuất khẩu nhanh kịp thời, đúng quy định;
- Đóng hàng theo các tiêu chuẩn xuất khẩu Quốc tế (hút chân không với các loại thực phẩm; bọc xốp cho hàng dễ vỡ; đóng thùng,…);
- Container đa tải trọng (40HC, 40DC, 45FT, 45RF,…), thiết bị nâng dỡ, gắp hàng Container đầy đủ;
- Hệ thống kho bãi rộng rãi, tiên tiến, có điều kiện tốt nhất để lưu trữ gạo cho các chủ hàng;
- Dịch vụ Door to Door, Gạo Việt Nam được chuyển đến tận nơi cho người nhận tại nước ngoài;
- Gạo Việt Nam gửi đi xuất khẩu được giám sát và theo dõi chặt chẽ bởi đội ngũ giám sát viên, GPS,…;
- Chính sách bồi thường 100% giá trị hàng hóa nếu phát hiện thất thoát, hư hại do lỗi vận chuyển.
Quy trình vận chuyển Gạo đi xuất khẩu bằng Cont đường sắt liên vận
- Bước 1: Liên hệ trực tiếp qua Hotline hoặc Email cung cấp thông tin cần gửi, vận chuyển Gạo đi xuất khẩu;
- Bước 2: Bộ phận kinh doanh, điều phối nhân viên thực hiện kế hoạch khảo sát số lượng, trọng lượng, loại Gạo cần chuyển về tận nơi;
- Bước 3: Sau khi thống nhất giá, 2 bên sẽ ký kết hợp đồng và lên phương án chuyển Gạo bằng Container;
- Bước 4: Hàng hóa nhận tại kho Ratraco Solutions ở TPHCM/Hà Nội/Đà Nẵng hoặc nhận tận nơi theo yêu cầu, sau đó được bốc xếp lên Container chuyên dụng dành cho chuyển gửi hàng nông sản Gạo số lượng lớn để trung chuyển đến ga tàu;
- Bước 5: Hàng hóa đi từ Ga đến Ga và Ratraco Solutions vận chuyển Gạo từ ga dỡ tới kho nhận hàng;
- Bước 6: Giao hàng tại kho hoặc tận nơi theo yêu cầu và tiến hành thanh toán;
- Bước 7: Xác nhận việc chuyển Gạo đi xuất khẩu thành công và kết thúc hợp đồng tại đây.
Ratraco Solutions đã cập nhật nhanh chi tiết nhất về những điều kiện, quy trình, thủ tục xuất khẩu gạo sang nước ngoài áp dụng cho năm 2022, các cơ sở kinh doanh, các Doanh nghiệp lớn nhỏ trong nước đang có nhu cầu vận chuyển mặt hàng nông sản này thì nhất định nên tham khảo qua để có sự chuẩn bị đầy đủ về giấy tờ, chứng từ cần thiết phục vụ cho quá trình thông quan. Trường hợp bạn chưa có nhiều kinh nghiệm làm thủ tục, thuê đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp giá tốt, giao hàng nhanh an toàn đủ số lượng với giải pháp vận tải tối ưu phù hợp thì hãy liên hệ ngay theo Hotline bên dưới để được hỗ trợ và cung cấp trọn gói dịch vụ xuất khẩu tốt nhất cho lô hàng gạo số lượng lớn, giá trị cao của mình nhé!
Liên hệ Vận chuyển Container Liên Vận Quốc Tế : VN <-> Trung Quốc, EU, Nga
Công ty TNHH Giải Pháp vận tải Ratraco
Địa chỉ: 21Bis Hậu Giang, Phường 4, Tân Bình, TPHCM
Hotline: 0965 131 131
Email: toannguyen@ratracosolutions.com
Website: https://ratracosolutions.com
Facebook: Ratraco Solutions - Railway Logistics
Zalo: http://zalo.me/0965131131
#HCM:
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Quyên: 0901 411 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Bình Dương:
Ms Quyên: 0901 411 247
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Đồng Nai:
Ms Hoa: 0938 790 247
Mr Lưu Toàn: 0909 876 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Bình Định:
Ms Quyên: 0901 411 247
Ms Hoa: 0938 790 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Đà Nẵng:
Mr Miền: 0909 199 247
Mr Ý: 0906 354 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Nghệ An
Ms Mỹ Linh: 0901 100 247
Ms Tâm: 0902 486 247
#Hà Nội
Ms Tâm: 0902 486 247
Ms Mỹ Linh:0901 100 247
#Trung Quốc
Ms Hưởng: 0909 949 247